Tìm hiểu về thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp [2023].

Thi hành án dân sự là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan thi hành án dân sự, trong đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ yêu cầu người phải thi hành án và những chủ thể có liên quan thực hiện phải thi hành những bản án, quyết định một phán quyết của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trong bài viết này Zluat sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp [2023]

Tìm Hiểu Về Thi Hành án Dân Sự đối Với Doanh Nghiệp [2023]

Tìm hiểu về thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp [2023]

1. Thi hành án dân sự là gì?

Thi hành án dân sự là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan thi hành án dân sự, trong đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ yêu cầu người phải thi hành án và những chủ thể có liên quan thực hiện phải thi hành những bản án, quyết định một phán quyết của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Thi hành án dân sự có thể tác động tới tài sản của người phải thi hành án hoặc bột người thi hành án thực hiện những nhiệm vụ gắn với nhân thân người đó, hoặc bị cấm gầy phải thi hành án thực hiện những hành vi nhất định.

Thông thường, người phải thi hành án sẽ tự nguyện thực hiện theo quyết định, bản án của tòa án. Tuy nhiên, trong trường hợp người phải thi hành án không thực hiện quy định, phán quyết của tòa án thì sẽ bị cưỡng chế để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, cũng thể hiện tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

2. Tìm hiểu về thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp 

2.1 Đặc điểm của thi hành án kinh doanh, thương mại

Theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự), thi hành án trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại (Thi hành án KDTM) là một hình thức cụ thể của hoạt động THADS – do các cơ quan THADS có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục được quy định bởi pháp luật thi hành án. Thi hành án KDTM mang đầy đủ những đặc điểm của THADS, tuy nhiên, do tính chất đặc thù nên việc thi hành án KDTM có một số đặc trưng riêng, cụ thể:

Thứ nhất, chủ thể thi hành án KDTM chủ yếu là các doanh nghiệp. Xuất phát từ việc chủ thể trong hoạt động kinh doanh thương mại chủ yếu là các doanh nghiệp như: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, chỉ một số ít còn lại là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

Thứ hai, về tính trách nhiệm trong thi hành án. Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì thành viên của Công ty TNHH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty cổ phần. Theo đó, trách nhiệm về tài sản của các doanh nghiệp này chỉ trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp. Riêng đối với trường hợp người phải thi hành án là công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thì: Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty và doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ ba, các nghĩa vụ phải thi hành án trong thi hành án KDTM thường có giá trị lớn. Việc thi hành án KDTM thường liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng kinh tế giữa các pháp nhân; hợp đồng tín dụng, ngân hàng… nên thường có giá trị lớn, chế độ quản lý tài sản phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề mang tính chất kinh tế, gây khó khăn cho quá trình thi hành án. Phần tài sản phải xử lý trong các vụ án KDTM cũng thường có giá trị lớn và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như:

Tài khoản tại ngân hàng, sản phẩm hàng hóa, dây chuyền công nghệ,… do đó việc xác minh, xử lý tài sản trong các việc thi hành án KDTM rất phức tạp và khó khăn.

2.2 Vướng mắc thường gặp trong thi hành án kinh doanh, thương mại

Do tính chất đặc thù của THA KDTM, nên trong quá trình THA, Doanh nghiệp thắng kiện thường gặp một số vướng khó như sau:

Một là, không có hệ thống chia sẽ thông tin hiệu quả giữa các cơ quan chức năng với Cơ quan Thi hành án, dẫn đến việc được cung cấp thông tin bị chậm hoặc không đầy đủ.

Ví dụ: Việc yêu cầu ngân hàng, doanh nghiệp liên quan cung cấp số vốn góp, tài khoản của doanh nghiệp thường cung cấp chậm trễ hoặc cung cấp không đầy đủ. Cá biệt có trường hợp do liên kết, thỏa thuận ‘ngầm’ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, cố tình cung cấp thông tin sai lệch gây bất lợi cho công tác xác minh, kê biên tài sản của cơ quan THADS, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, chất lượng THA.

Hai là, nhiều tài sản đã giảm giá nhiều lần (theo quy định của Luật THADS) nhưng vẫn rất khó bán. Một phần do tâm lý e ngại khi mua tài sản liên quan đến THA, một phần do địa thế nhà đất không thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, tài sản kê biên thường không xử lý được ngay, kéo dài thời gian, tài sản trượt giá qua nhiều lần bán đấu giá không thành, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi hành án cũng như quyền lợi của người có tài sản thi hành.

Ba là, nhiều vụ việc bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản. Lý do là, đương sự chống đối quyết liệt, đặc biệt là trong quá trình cưỡng chế, giao tài sản trúng đấu giá. Dẫn đến việc THA bị kéo dài, tồn đọng nhiều năm chưa THA xong.

Bốn là, phần lớn các doanh nghiệp trong các vụ việc THA KDTM có liên quan đến tín dụng ngân hàng đều mất khả năng thanh toán các khoản tiền vay, nên cố tình dây dưa, chống đối bằng nhiều cách (thay đổi hiện trạng tài sản thế chấp, cản trở việc xác minh điều kiện thi hành án, định giá tài sản, bán đấu giá tài sản để THA). Đối với động sản như ôtô, máy xúc… họ tìm cách đưa ra khỏi địa phương hoặc chuyển đến những khu vực vùng núi, tỉnh ngoài không thể truy tìm được để xử lý. Thậm chí, có trường hợp lợi dụng cả vấn đề tôn giáo để cản trở việc THA. Một số trường hợp tài sản thế chấp là nhà ở duy nhất, có nhiều nhân khẩu cùng sống chung, trong đó có người già, trẻ nhỏ dẫn đến việc cưỡng chế giao tài sản gặp rất nhiều khó khăn.

Năm là, người phải thi hành án cố tình khiếu nại, tố cáo hoặc khiếu nại vượt cấp, một số vụ việc khiếu nại nhiều lần gây cản trở việc tổ chức THA.

Sáu là, một số trường hợp do Chấp hành viên vi phạm thủ tục tổ chức THA làm ảnh hưởng đến thời gian, hiệu quả thi hành án như: Đa phần Chấp hành viên vi phạm về thời hạn thông báo, tống đạt các quyết định/thông báo thi hành án; Hết thời hạn tự nguyện nhưng Chấp hành viên không tiến hành xác minh hoặc trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án nhưng không xác minh theo định kỳ, không tiến hành xác minh khi có thông tin về thi hành án; Sau khi có kết quả xác minh thì chậm cưỡng chế,…

Bảy là, nhiều trường hợp hồ sơ bị xếp vào loại chưa có điều kiện THA do người phải THA thực tế không có tài sản để thi hành, hoặc doanh nghiệp phải THA mượn địa chỉ thành lập công ty sau đó bỏ địa chỉ kinh doanh, đi đâu không rõ, … Gây khó khăn cho quá trình thi hành án, ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp thắng kiện. Vì pháp luật thi hành án hiện nay chưa có chế tài, quy định xử lý trong trường hợp này.

3. Trình tự thi hành án dân sự

Bước 1: Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự

Khi ra bản án, quyết định, Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Bước 2: Cấp bản án, quyết định cho đương sự

Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại đã ra bản án, quyết định được quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành”.

Bước 3: Chuyển giao bản án, quyết định

Tùy từng loại bản án, quyết định mà Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định hoặc trong thời hạn 15 – 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án

Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Các nội dung chính trong đơn yêu cầu thi hành án được quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Bước 5: Ra quyết định thi hành án

– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được bản án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án đối với các trường hợp sau:

+ Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;

+ Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;

+ Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản;

+ Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;

+ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.

– Ngoài các trường hợp này ra thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.

Trên đây là bài viết Tìm hiểu về thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp [2023]. Zluat tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *