Tìm hiểu về ủy viên bộ chính trị [Cập nhật 2023].

Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương. Vậy Tìm hiểu về ủy viên bộ chính trị [Cập nhật 2023] gồm những ai? Sau đây hãy cùng Zluat tìm hiểu về Tìm hiểu về ủy viên bộ chính trị [Cập nhật 2023]. Mời các bạn tham khảo thông qua bài viết dưới đây.

Đồng chí Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII - Báo Thái Nguyên điện tử
Tìm hiểu về ủy viên bộ chính trị [Cập nhật 2023]

1. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường gọi tắt là Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.

Do Bộ Chính trị là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Trung ương, những vấn đề cấp bách, đột xuất thuộc trách nhiệm của Ban chấp hành Trung ương nhưng chưa kịp họp thì tập thể Bộ Chính trị bàn bạc quyết định và báo cáo lại Ban Chấp hành Trung ương ở kỳ họp gần nhất.[1]

Các thành viên trong Bộ Chính trị do Ban Chấp hành Trung ương bầu ra. Bộ Chính trị gồm các ủy viên chính thức.

Trong lĩnh vực nhân sự, Bộ Chính trị có quyền quyết định hay giới thiệu nhân sự cho các chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, không kể các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương hay Ban Bí thư quyết định theo phân cấp.

Các phiên họp của Bộ Chính trị đều là họp kín, biểu quyết theo nguyên tắc của Đảng. Các thành viên Ban Bí thư không phải Ủy viên Bộ Chính trị được tham dự các phiên họp Bộ Chính trị đối với các vấn đề liên quan Ban Bí thư nhưng họ không tham gia biểu quyết.

2. Tìm hiểu về ủy viên bộ chính trị [Cập nhật 2023]

Các Uỷ viên Bộ Chính trị khác thường giữ những cương vị chủ chốt của bộ máy Đảng: Trưởng ban Tổ chức Trung ương (đảm nhiệm công tác tổ chức, cán bộ), Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (kiểm tra tổ chức đảng, tư cách đảng viên), Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Trưởng Ban Dân vận Trung ương cũng xuất hiện khá thường xuyên trong Bộ Chính trị.

Hiện nay, các ủy viên Bộ Chính trị giữ các cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban Bí thư được gọi là các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước[2]. Các Ủy viên Bộ Chính trị này được gọi là các Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách chung, để phân biệt với các Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách lĩnh vực. Quyền hạn của Ủy viên Bộ Chính trị (cũng như quyền hạn Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Bí thư) được quy định trong văn bản quy chế của Đảng. Các Ủy viên Bộ Chính trị giữ các cương vị Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội có quy định riêng. Quyền hạn của Tổng Bí thư và Thường trực Ban Bí thư được quy định riêng.

Tổng Bí thư là người đứng đầu toàn Đảng, là cấp trên của Bí thư cấp ủy, tổ chức đảng,[3] là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thay mặt Ban Chấp hành Trung ương chủ trì công việc ba cơ quan quan trọng nhất trong hệ thống tổ chức của Đảng: Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đồng thời là Bí thư Quân ủy Trung ương, là lãnh đạo tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, là chức vụ cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Chủ tịch nước là Nguyên thủ quốc gia, thay mặt nước Việt Nam về đối nội và đối ngoại, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh.

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Chủ tịch Quốc hội là người đứng đầu Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiêm Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, đồng thời là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Thường trực Ban Bí thư có nhiệm vụ phụ trách, chủ trì công việc hàng ngày của Ban Bí thư, thay mặt Tổng Bí thư khi Tổng Bí thư vắng mặt, tạm thời thay thế Tổng Bí thư chủ trì, chỉ đạo các công vụ của Ban Chấp hành Trung ương nếu chức danh Tổng Bí thư bị khuyết cho tới khi Hội nghị Trung ương Đảng gần nhất nhóm họp và bầu ra Tổng Bí thư mới.

Trưởng các ban của đảng

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ là một chức danh đặc biệt, có thể trở thành Quyền Thủ tướng khi Thủ tướng tạm thời không thể tiếp tục công việc, từ chức hoặc qua đời cho đến khi Quốc hội bầu Thủ tướng mới.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội là một chức danh đặc biệt, có thể trở thành Quyền Chủ tịch Quốc hội khi Chủ tịch Quốc hội tạm thời không thể tiếp tục công việc, từ chức hoặc qua đời cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội mới.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh.

Bộ trưởng Bộ Công an kiêm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, đồng thời là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội là chức vụ đứng đầu thành ủy Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là chức vụ đứng đầu thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Các chức danh này có nhiệm vụ theo Hiến pháp (chịu sự lãnh đạo của các cơ quan Đảng), quyền hạn do Ban Chấp hành Trung ương giao theo quy chế và phân công công tác của Bộ Chính trị.

Các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội thường không kiêm nhiệm trong Ban Bí thư (thiết chế quyết định một số vấn đề quan trọng và giám sát bộ máy Nhà nước).

Theo quy định hiện hành thì Tổng Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số các ủy viên Bộ Chính trị. Các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là các ủy viên Bộ Chính trị, do Ban Chấp hành Trung ương đề cử, Quốc hội phê chuẩn. Thường trực Ban Bí thư do Bộ Chính trị phân công.

3. Ủy viên bộ chính trị Khóa XIII 

Gồm 16 thành viên. Bao gồm:

Nguyễn Phú Trọng (1944) – Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII; Chủ tịch nước
Phạm Minh Chính (1958) – Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Vương Đình Huệ (1957) – Bí thư Thành ủy Hà Nội
Võ Văn Thưởng (1970) – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
Nguyễn Văn Nên (1957) – Trưởng Ban Dân vận Trung ương
Tô Lâm (1957) – Đại tướng, Bộ trưởng Công an
Phan Đình Trạc (1958) – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng
Trần Cẩm Tú (1961) –  Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Phan Văn Giang (1960) –  Thượng tướng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Nguyễn Hòa Bình (1958) – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Trần Thanh Mẫn (1962) – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nguyễn Xuân Thắng (1957) – Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Lương Cường (1957) – Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trần Tuấn Anh (1964) – Bộ trưởng Công Thương
Đinh Tiến Dũng (1961) – Bộ trưởng Tài chính

Trên đây là bài viết về Tìm hiểu về ủy viên bộ chính trị [Cập nhật 2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với Zluat theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. Zluat đồng hành pháp lý cùng bạn.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *