Khiếu nại trước hết được hiểu là một hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội, đó là sự phản ứng có tính tự nhiên của con người trước quyết định, hành vi nào đó vì cho rằng quyết định, hành vi đó không phù hợp, không hợp lí, trái với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng. Trong khi đó, Tố cáo trong tố tụng dân sự là việc công dân theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Hành vi vi phạm pháp luật đó chưa có dấu hiệu của tội phạm.Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ viết về chủ đề Tố cáo trong tố tụng dân sự Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.
1.Người khiếu nại và bị khiếu nại trong tố tụng dân sự
– Người khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Người bị khiếu nại là cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự bị cá tìhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại.
2.Quy định pháp luật về việc giải quyết khiếu nại
2.1.Thời hiệu khiếu nại
Việc giải quyết khiếu nại nói chung và việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng nói riêng phải được thực hiện nhanh chóng và kịp thời. Để đáp ứng yêu cầu này, Điều 502 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định thời hạn để người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại, nếu hết thời hạn này mà người khiếu nại không thực hiện việc khiếu nại thì không còn quyền khiếu nại. Thẹo đó, thời hiệu khiếu nại là mười lăm ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền khiếu nại của người khiếu nại trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc ttở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khiếu nại.
2.2.Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Về nguyên tắc, các cơ quan nhà nước, người lãnh đạo các cơ quan nhà nước đều phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi, hoạt động công vụ do cán bộ, công chức của cơ quan mình và cấp dưới thực hiện. Vì vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự được xác định như sau:
+ Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng dân sự của nhân viên thuộc cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết;
+ Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng dân sự của thù trưởng cơ quan nào thì do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết.
Trên cơ sở các nguyên tắc trên thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong những trường họp cụ thể được xác định như sau:
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của thẩm phán, phó chánh án, thẩm tra viên, thư ký tòa án, hội thẩm nhân dân do chánh án tòa án đang giải quyết vụ việc có thẩm quyền giải quyết.
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của chánh án tòa án do chánh án tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết.
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, kiểm tra viên do viện trưởng viện kiểm sát giải quyết, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của viện trưởng viện kiểm sát do viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
+ Khiếu nại về hành vi trong tố tụng dân sự của người giám định do người đứng đầu tổ chức giám định trực tiếp quản lí người giám định giải quyết, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại với người đứng đầu cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp của tổ chức giám định. Quyết định của người đứng đầu cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.
3. Tố cáo trong tố tụng dân sự
Tố cáo trong tố tụng dân sự là việc công dân theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Hành vi vi phạm pháp luật đó chưa có dấu hiệu của tội phạm.
3.1.Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong hoạt động tố tụng dân sự
Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 512 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tương tự như việc giải quyết khiếu nại, thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo đó chính là người đứng đầu của cơ quan nơi người có thẩm quyền tố tụng bị tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát của mình; Chánh án Tòa án có thẩm quyền giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Thẩm phán, Thư kí Tòa án thuộc Tòa án của mình. Trong trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.
3.2.Thời hạn giải quyết tố cáo trong hoạt động tố tụng dân sự
Thời hạn để các chủ thể có thẩm quyền tiến hành giải quyết tố cáo là không quá 02 tháng, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 03 tháng. (Khoản 1 Điều 512)
Đối với những tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được thì thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
3.3.Thủ tục giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thủ tục giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự như sau:
“Điều 513. Thủ tục giải quyết tố cáo
Thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.”
Như vậy, thì Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định riêng về thủ tục giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự mà tuân theo quy định trong Luật Tố cáo, điều này nhằm đảm bảo tính thống nhất, hạn chế chồng chéo trong việc áp dụng pháp luật.
Cá nhân khi tố cáo có thể thực hiện viên đơn tố cáo và gửi đến cơ quan có thẩm quyền hoặc tiến hành trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Khi Tòa án, Viện Kiểm sát nhận thấy việc tố cáo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, chủ thể thực hiện hành vi tố cáo là người đủ năng lực hành vi dân sự, nội dung tố cáo là về hành vi vi phạm pháp luật của là nhân là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan mình (hoặc chủ thể có hành vi tố cáo đó chính Chánh án, Phó Chánh án của Tòa án cấp dưới trực tiếp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới trực tiếp) và vụ việc tố cáo đó thuộc thẩm quyền giải quyết thì Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện Kiểm sát ra quyết định thụ lý tố cáo.
Sau khi tiến hành thụ lý tố cáo thì Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện Kiểm sát tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo. Khi nhận được việc giao xác minh, thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức được giao tiến hành các hoạt động nghiệp vụ như điều tra, thu thập thông tin, thống kê dữ liệu,…. nhằm làm rõ về hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bị tố cáo. Thông thường, các chủ thể này sẽ yêu cầu người tố cáo giải trình, đưa ra những bằng chứng chứng minh cho việc tố cáo của mình. Sau khi kết thúc việc xác minh, cơ quan được giao xác minh phải có văn bản thể hiện kết quả xác minh nội dung tố cáo, đồng thời đưa ra kiến nghị về biện pháp xử lý và văn bản này được gửi đến Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện Kiểm sát đã yêu cầu xác minh.
Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện Kiểm sát sẽ căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện Kiểm ban hành kết luận nội dung tố cáo. Trong văn bản Kết luận nội dung tố cáo này thể hiện các nội dung như theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Tố cáo năm 2018, cụ thể:
“2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Sau khi ban hành Kết luận nội dung tố cáo, thì văn bản này được gửi đến người bị tố cáo, người tố cáo, các cá nhân, tổ chức có liên quan trong thời hạn 05 ngày làm việc. Trong trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu tội phạm thì tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự theo quy định; nếu có hành vi vi phạm nhưng không có dấu hiệu tội phạm thì tiến hành xử lý theo thẩm quyền; còn trong trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không có hành vi vi phạm pháp luật thì khôi phục quyền và lợi ích của các cá nhân đó, đồng thời xử lý việc tố cáo sai sự thật.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đơn phương tranh chấp tài sản nhanh chóng tại Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội
- Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp tài sản và nợ chung – tại Phường Quang Trung, Thái Bình, Thái Bình
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Hà Nội. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 90,000 đồng.
- Chế độ bảo hiểm y tế đối với thai sản?.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) không tranh chấp quyền nuôi con trọn gói tại Bình Dương, Phù Mỹ, Bình Định