Giết người là hành vi tước đoạt quyền sống của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người. Hành vi giết người có thể chịu hình phạt tử hình. Vậy, Tội giết người phải thi hành án tử hình khi nào? Bài viết dưới đây Zluat sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về vấn đề này.
1. Tội giết người có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt. Vậy tội giết người bị xử lý như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Thi hành án tử hình là việc tước bỏ quyền sống của người bị kết án tử hình về tội đặc biệt nghiêm trọng nhằm trừng trị người đó và giáo dục, phòng ngừa chung. Mới đây, ngày 08/04/2020 Chính Phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
Nếu giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì có thể bị tử hình:
– Giết 02 người trở lên;
– Giết người dưới 16 tuổi;
– Giết phụ nữ mà biết là có thai;
– Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
– Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
– Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
– Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
– Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
– Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
– Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
– Thuê giết người hoặc giết người thuê;
– Có tính chất côn đồ;
– Có tổ chức;
– Tái phạm nguy hiểm;
– Vì động cơ đê hèn.
Như vậy, hành vi giết người thuộc các trường hợp nêu trên có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Để bị tuyên án tử hình, người phạm tội phải thực hiện hành vi giết người thuộc một trong các trường hợp trên theo Điều 123. Đồng thời, Thẩm phán là người quyết định hình phạt sẽ dựa trên các tình tiết tăng nặng, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, hậu quả và thiệt hại đã gây ra … để quyết định người phạm tội giết người có bị tử hình hay không.
2. Một số tội khác có hành vi giết người nhưng không bị tử hình
Ngoài tội giết người quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự còn có một số quy định với các tội khác cùng có hành vi giết người nhưng không có mức phạt tử hình, cụ thể như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ; Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
3. Tội giết người khi nào bị kết án tử hình bằng thuốc độc
Theo quy định của pháp luật thì trình tự thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất trí giác
Sau khi tiêm mũi thuốc thứ nhất xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim
Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;
Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
Trên đây là nội dung Tội giết người phải thi hành án tử hình khi nào? [2023]. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật Zluat để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
- Thủ tục ly hôn Đồng thuận phân chia khoản nợ chung trọn gói tại Thụy Hương, Chương Mỹ, Hà Nội
- Thủ tục ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) trọn gói tại Thạnh Trị, Tân Hiệp, Kiên Giang
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Phú Đức, Châu Thành, Bến Tre, chỉ từ 60.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Long.
- [Tân Châu – TÂY NINH] Thực hiện trọn gói ly hôn THUẬN TÌNH (ĐỒNG THUẬN) thoả thuận quyền nuôi con nhanh 2024
- Luật sư ly hôn Đồng thuận Không tranh chấp tài sản trọn gói tại Hố Mít, Tân Uyên, Lai Châu