Tội phạm tham nhũng trong Doanh nghiệp nhà nước.

Tham nhũng, nhận hối lộ đã và đang là vấn đề nóng của xã hội. Những năm gần đây; Chính phủ rất quyết liệt trong việc bài trừ tham nhũng, thanh lọc bộ máy Nhà nước. Vậy Tội phạm tham nhũng trong Doanh nghiệp nhà nước là gì? Hãy cùng Zluat tìm hiểu thông qua bài viết đưới đây!

Tội phạm về tham nhũng và chức vụ bị phát hiện tăng gần 41% - Báo Người lao động

Tội phạm tham nhũng trong Doanh nghiệp nhà nước

1. Tội phạm tham nhũng là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định:

“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”

Trong BLHS 2015, không có khái niệm về các tội phạm tham nhũng mà đưa ra khái niệm về các tội phạm chức vụ nói chung, trong đó chia ra hai nhóm tội phạm: nhóm tội phạm tham nhũng và nhóm các tội phạm về chức vụ. BLHS 2015 vẫn giữ nguyên 7 hành vi tham nhũng được hình sự hoá, bao gồm: (1) Tham ô tài sản; (2) Nhận hối lộ; (3) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; (4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; (5) Lạm quyền trong khi thi hành công vụ; (6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; (7) Giả mạo trong công tác.

Từ việc khái quát những dấu hiệu pháp lý liên quan đến các tội tham nhũng, có thể hiểu: “Các tội tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, xâm phạm hoạt động đúng đắn, bình thường của cơ quan, tổ chức, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của công dân, do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ nhằm mục đích trục lợi”.

2. Dấu hiệu cấu thành tội phạm tham nhũng

Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự nếu người đó đáp ứng đầy đủ những cấu thành tội phạm của tội đó, bao gồm các yếu tố về: mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và mặt chủ thể của tội phạm.

2.1. Về mặt khách thể của tội phạm

Tội phạm tham nhũng xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ. Hoạt động xâm hại ấy làm sai đi bản chất công việc mà cơ quan có thẩm quyền và hoạt động ấy đáng nhẽ không được làm.

2.2. Về mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội vào Tội phạm tham nhũng được quy định tại Mục 1, Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 là người thực hiện một trong những hành vi sau đây:

– Hành vi tham ô tài sản: người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý;

-Hành vi nhận hối lộ: người nào có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

– Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

– Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: người nào có hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Hành vi lạm quyền trong thi hành công vụ: người nào có hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

– Hành vi giả mạo trong công tác: có hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một trong các hành vi (i) sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; (ii) làm, cấp giấy tờ giả; (iii) giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích.

Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định mức độ xử lý. Lợi ích vật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ.

Thêm nữa, các lợi ích vật chất và tinh thần đan xen rất khó phân biệt. Chẳng hạn, việc dùng tài sản của Nhà nước để khuyếch trương thanh thế, gây dựng uy tín hay các mối quan hệ để thu lợi bất chính. Trong trường hợp này, mục đích của hành vi vừa là lợi ích vật chất, vừa là lợi ích tinh thần…

2.3. Về mặt chủ quan của tội phạm

Chủ thể thực hiện tội phạm tham nhũng với lỗi cố ý. Trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng.

2.4. Về mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt của Bộ luật Hình sự. Ngoài quy định về việc người đó phải đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì họ còn phải là người nắm giữ một chức vụ, quyền hạn nhất định và họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao.

Người nắm giữ chức vụ, quyền hạn ấy không chỉ là người nắm giữ một chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước mà còn bao gồm người nắm giữ chức vụ quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng của tội phạm liên quan đến tham nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi là hành vi tham nhũng. Ở đây có sự giao thoa giữa hành vi này với các hành vi tội phạm khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Các hành vi tham nhũng

– Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

+ Tham ô tài sản;

+ Nhận hối lộ;

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

– Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

+ Tham ô tài sản;

+ Nhận hối lộ;

+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.

– Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp trên

Trên đây là các thông tin về Tội phạm tham nhũng trong Doanh nghiệp nhà nước Danh mục các loại mặt hàng tiêu dùng? mà Zluat cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Zluat của chúng tôi. Công ty Zluat luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư