Tổng cục Thủy sản là gì? Chức năng và nhiệm vụ chi tiết.

Tổng cục Thủy sản là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về thủy sản theo quy định của pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau

R

Tổng cục Thủy sản là gì? Chức năng và nhiệm vụ chi tiết

Lịch sử phát triển

Tháng 3/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2009/NÐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập theo Quyết định số 05/2010/QÐ-TTg ngày 25/1/2010, của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo đó, Tổng cục Thủy sản có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra, đánh giá và bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học thủy sản.

Về khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản có nhiệm vụ hướng dẫn tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản; hướng dẫn việc phê duyệt hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán tàu cá theo quy định của pháp luật; phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh ven biển quản lý tàu cá hoạt động khai thác hải sản; hướng dẫn thông tin liên lạc, phòng tránh thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tàu cá;…

Tổng cục Thủy sản cũng có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra chất lượng giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; cấp phép xuất, nhập khẩu giống, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo phân công của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn việc phòng, tránh thiên tai trong nuôi trồng thủy sản;…

Cơ cấu tổ chức

Tổng cục Thủy sản (tiếng Anh: Directorate of Fisheries, viết tắt D-Fish) là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản trong phạm vi Việt Nam; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Thủy sản có 11 đơn vị, gồm:

1- Vụ Kế hoạch, Tài chính; 2- Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế; 3- Vụ Pháp chế, Thanh tra; 4- Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản; 5- Vụ Nuôi trồng thủy sản; 6- Vụ Khai thác thủy sản; 7- Văn phòng Tổng cục (có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh); 8- Cục Kiểm ngư (có các Chi cục Kiểm ngư vùng); 9- Trung tâm Đăng kiểm tàu cá; 10- Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản; 11- Trung tâm Thông tin thủy sản.

Tổng cục Thủy sản có Tổng cục trưởng và không quá 3 Phó Tổng cục trưởng.

 

Quyết định 27/2017/QĐ-TTg chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 27/2017/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC THỦY SẢN TRỰC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Tổng cục Thủy sản là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.

2. Tổng cục Thủy sản có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.

3. Trụ sở của Tổng cục Thủy sản đặt tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;

b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, các chương trình, dự án, đề án và công trình quan trọng quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;

c) Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành, tiến bộ kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

5. Về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản:

a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Công bố danh mục các loài thủy sản đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và các loài thủy sản cần được bảo vệ, tái tạo, phát triển; các loài thủy sản bị cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn; quy định thời gian và khu vực cm khai thác, khu vực cấm khai thác có thời hạn, phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ bị cấm sử dụng, chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thủy sản được phép khai thác, mùa vụ khai thác;

Tiêu chí phân loại và công bố các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; quy hoạch và phân cấp quản lý các khu bảo tn vùng nước nội địa, khu bảo tn biển; quy chế quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển có liên quan tới nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản; bảo tn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản; bảo tn quỹ gen, đa dạng sinh học thủy sản;

c) Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản ở từng vùng biển, ngư trường, các thủy vực, sông, hồ lớn; dự báo và công bố ngư trường, vùng khai thác thủy sản; xác định trữ lượng, sản lượng khai thác hàng năm ở từng vùng biển, ngư trường;

d) Quản lý các loài thủy sản ngucấp, quý, hiếm; hoạt động xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, nhập nội từ bin, quá cảnh, nuôi sinh sn, sinh trưng và trong cấy nhân tạo các loài thủy sinh vật nguy cấp, quý, hiếm.

6. Về khai thác thủy sản:

a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân vùng khai thác thủy sản; phân công, phân cấp quản lý khai thác thủy sản; quy chế quản lý khai thác thy sản; trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản; điều kiện hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam và tàu cá Việt Nam hoạt động khai thác thy sn trong và ngoài vùng bin Việt Nam;

b) Hướng dẫn tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quy hoạch khai thác thủy sản, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá.

7. Về đăng ký, đăng kiểm tàu cá:

a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đăng ký, đăng kiểm tàu cá; cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; điều kiện đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu cá; quản lý thuyền viên tàu cá; kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;

c) Tổ chức thực hiện việc đăng kiểm tàu cá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

8. Về đóng mới, cải hoán tàu cá:

a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế mẫu tàu cá; định mức kinh tế – kỹ thuật duy tu sửa chữa định kỳ đối với tàu cá; cơ sở đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đóng mới, cải hoán, duy tu, sửa chữa định kỳ tàu cá.

9. Về nuôi trồng thủy sản:

a) Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; danh mục giống thủy sản; danh mục hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; công nhận giống, thức ăn thủy sản theo quy định;

b) Hướng dẫn, kiểm tra chất lượng, cấp phép xuất, nhập khẩu giống thủy sản; thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; chế phẩm sinh học, vi sinh vật, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về quy hoạch, mùa vụ nuôi trồng thủy sản; giống thủy sản; thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo quy định pháp luật;

d) Hướng dẫn tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thủy sản;

đ) Đánh giá và chỉ định tổ chức chứng nhận về nuôi trồng thủy sản; tổ chức, kiểm tra, đánh giá, chỉ định và thu hồi chỉ định phòng thử nghiệm trong nuôi trồng thủy sản theo quy định;

e) Hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động quan trắc, cảnh báo, giám sát, xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản; hoạt động khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định trong nuôi trồng thủy sản; phòng, tránh thiên tai trong nuôi trồng thủy sản.

10. Về kiểm ngư:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về kiểm ngư theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Tổ chức thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản;

c) Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, trực đường dây nóng những vấn đề đột xuất, phát sinh nghề cá trên biển; ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

d) Tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn thông tin liên lạc, phòng, tránh thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tàu cá trên bin.

11. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa và chất lượng vật tư đầu vào phục vụ hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật.

12. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

13. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chế biến, phát triển thị trường thủy sản theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

14. Quản lý dự án quy hoạch, điều tra cơ bản về thủy sản theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

15. Tổ chức công tác thống kê; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin chuyên ngành thủy sản theo quy định của pháp luật.

16. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến ngư theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

18. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình cải cách hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

19. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, số lượng viên chức và người lao động; thực hiện chế độ tin lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; tham gia đào tạo, bi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc quyn quản lý của Tổng cục theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

20. Hướng dẫn và kiểm tra đối với hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

21. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo thẩm quyền.

22. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.

23. Quản lý đầu tư xây dựng theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.

24. Quản lý Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam và các nguồn tài chính của quốc tế hỗ trợ cho ngành thủy sản theo quy định.

25. Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Vụ Kế hoạch, Tài chính.

2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.

3. Vụ Pháp chế, Thanh tra.

4. Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản.

5. Vụ Nuôi trồng thủy sản.

6. Vụ Khai thác thủy sản.

7. Văn phòng Tổng cục.

8. Cục Kiểm ngư.

9. Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản.

10. Trung tâm Đăng kiểm tàu cá.

11. Trung tâm Thông tin thủy sản.

Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này là các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 9 đến khoản 11 Điều này là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục.

Văn phòng Tổng cục có 04 phòng, Cục Kiểm ngư có văn phòng, 04 phòng và 05 Chi cục Kiểm ngư vùng.

Điều 4. Lãnh đạo Tổng cục

1. Tổng cục Thủy sản có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Tổng cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 8 năm 2017.

2. Quyết định này thay thế Quyết định số 57/2014/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc 
trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn th
;
– Tổng cục Thủy sản;

– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, TCCV (2). XH

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *