Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra.

trach-nhiem.jpg

Nếu một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì phát sinh trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có thể là hành vi của một người nhưng cũng có thể là hành vi của nhiều người. Vậy Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Trách Nhiệm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra

1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường liên đới của nhiều người cùng gây thiệt hại

Khi xem xét về trách nhiệm bồi thường của nhiều người cùng gây thiệt hại thì cần phải căn cứ vào những điều kiện sau:

Thứ nhất, có việc gây thiệt hại cùa nhiều người

Hành vi trái pháp luật của những người gây ra thiệt hại thể hiện sự vi phạm pháp luật của mỗi người trong việc gây ra thiệt hại hoặc trong lĩnh vực hoạt động của từng người đó.

Như đã phân tích ở trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra không thể phát sinh khi chỉ có một người gây thiệt hại mà việc gây thiệt hại đó phải do nhiều người thực hiện. Người gây thiệt hại có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc bất cứ chủ thể nào khác nhưng ít nhất phải có từ hai chủ thể trở lên, nếu chỉ có một người gây thiệt hại thì không phát sinh loại trách nhiệm này. Mặc dù trên thực tế có thể có trường hợp một người gây thiệt hại cho nhiều người, nếu thiệt hại của những người bị thiệt hại là một khối thống nhất thì phát sinh trách nhiệm liên đới nhưng đây là quyền liên đới của nhiều người đối với một người có nghĩa vụ (Trường hợp này không thuộc quy định tại Điều 587 Bộ luật dân sự năm 2015). Nếu nhiều người gây thiệt hại cho một hoặc nhiều người thì cũng có thể phát sinh trách nhiệm liên đới nhưng liên đới trong Trường hợp này là ttách nhiệm liên đới của nhiều người có nghĩa vụ, người có quyền (bị thiệt hại) có thể là một hoặc nhiều người. Đây chính là trường hợp bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra theo quy định tại Điều 587 Bộ luật dân sự năm 2015.

Thứ hai, hành vi trái pháp luật trong việc gây thiệt hại của nhiều người có sự thống nhất với nhau

Mặc dù có hành vi của nhiều người gây thiệt hại nhưng không phải cứ nhiều người gây thiệt hại thì phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường. Để phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường giữa những người gây thiệt hại thì giữa họ phải có sự thống nhất về hành vi gây thiệt hại, điều này nói lên tính chất “cùng gây thiệt hại”. Khi nhiều người cùng gây thiệt hại, nếu chúng ta xem xét xét điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi của mỗi người đều mang đầy đủ các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm trong tổng thể thiệt hại đã xảy ra. Tuy nhiên, mỗi trường hợp đều có đặc thù riêng căn cứ vào hình thức lỗi của những người gây thiệt hại.

Nếu hành vi gây thiệt hại của một người (một chủ thể) đối với người khác thì việc xác định trách nhiệm bồi thường sẽ đơn giản, bởi chính người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì phải xác định hậu quả gây thiệt hại là do hành vi của nhiều người.

Khi xác định việc “cùng” gây thiệt hại của nhiều người thì cần phải xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như xét về mặt ý chí chủ quan của mỗi người, về hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại hoặc xét về hậu quả của các hành vi vi phạm.

Trường hợp những người gây thiệt hại có sự thống nhất ý chí trong việc gây thiệt hại, tuy nhiên mức độ thực hiện của từng người có thể khác. Ví dụ: A, B, c cùng bàn bạc, thoả thuận huỷ hoại đầm cá của D đang nuôi. A, B, c phân công công việc cụ thể: A đi mua 20 lít thuốc trừ sâu đồng thời sau này làm nhiệm vụ cảnh giới; B làm nhiệm vụ đánh lạc hướng, rủ D đi uống rượu; c thực hiện nhiệm vụ đổ thuốc trừ sâu xuống đàm cá của D. Trong trường hợp này, về hình thức hành vi gây thiệt hại cho D là do c đổ thuốc trừ sâu xuống đầm cá. Tuy nhiên, hành vi của A, B và c phải bị coi là “cùng gây thiệt hại”, do đó phát sinh trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường thiệt hại cho D. Hành vi của những người gây thiệt hại ngoài sự thống nhất ý chí nhưng sự thống nhất ý chí này phải có cả ở hậu quả của hành vi cùng gây thiệt hại. Neu không xác định được rõ như vậy thì trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cũng không phát sinh. Chẳng hạn: Cũng trong ví dụ trên, trong khi đang làm nhiệm vụ cảnh giới, A thấy Y đi ngang qua, sợ bị bại lộ A đã bóp cổ, giết chết Y. Như vậy, trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng của Y bị xâm phạm không phát sinh đối với B, c hay nói cách khác, không phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại giữa A, B và c đối với thiệt hại do tính mạng của Y bị xâm phạm.

Như vậy, “cùng gây thiệt hại” được hiểu là hành vi của những người gây thiệt hại đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy ra, không phụ thuộc vào việc hành vi của từng người là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thiệt hại. Không thể phân biệt hành vi nào gây tổn thất nào trong tổng thể thiệt hại đã xảy ra. Cùng gây thiệt hại có thể do họ cùng có lỗi cổ ý (cùng thống nhất ý chí) trong việc gây ra thiệt hại. Có thể cùng một dạng hành vi (hai người cùng ttộm cắp tài sản của một người), có thể các hành vi được mỗi người thực hiện riêng biệt nhưng tạo thành một xâu chuỗi công việc thống nhất gây ra thiệt hại (trong ví dụ ưên, A đi mua thuốc trừ sâu và cảnh giới, B đánh lạc hướng, c đổ thuốc trừ sâu xuống đầm cá…).

Xem xét các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì hành vi của từng người đều là hành vi trái pháp luật, cùng có lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, mối tương quan nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của từng người với thiệt hại đã xảy ra thì phải xem xét một cách tổng thể trong thiệt hại chung. Trong ví dụ nêu trên thì hành vi của c trực tiếp gây ra thiệt hại, tuy nhiên hành vi của A, B (mua thuốc trừ sâu, cảnh giới; đánh lạc hướng rủ D đi uống rượu để đồng bọn dễ dàng hành động) là một sâu chuỗi các công việc liên hoàn để dẫn đến hậu quả cuối cùng là đầm cá của D bị huỷ hoại. Mục đích của những kẻ thực hiện các hành vi này ttong tổng thể nhằm huỷ hoại tài sản của người bị thiệt hại. Ở đây bao gồm một chuỗi các hành vi để nhằm tạo ra một hậu quả nhằm huỷ hoại tài sản của người khác.

Trong trường hợp nêu trên, những người gây thiệt hại có cùng ý chí trong việc gây ra thiệt hại thường được thể hiện trong các vụ án có tính đồng phạm, tuy nhiên không chỉ các trong các vi phạm pháp luật hình sự mà bất kì hành vi vi phạm các quy định của các ngành luật nào khác.

Hành vi gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thể hiện ở dạng không hành động hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trong khoa học pháp lí. Do đó cũng khó có thể thấy trong thực tế khi nhiều người gây thiệt hại cho người khác thì hành vi của người gây thiệt hại này thể hiện dưới dạng hành động, hành vi của người gây thiệt hại khác lại thể hiện dưới dạng không hành động.

Tóm lại, cùng gây ra thiệt hại được hiểu là tổng hợp hành vi, lỗi của nhiều người diễn ra dưới các dạng khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên kết, tương hỗ và cùng gây ra thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại.

Cùng gây thiệt hại không chỉ đối với hành vi với mục đích gây ra thiệt hại được thể hiện với lỗi cố ý mà còn áp dụng đối với các hành vi với lỗi vô ý. Trong trường hợp này vẫn phải bảo đảm tính chủ thể là nhiều người cùng gây thiệt hại cho một đối tượng. Tuy nhiên, mục đích của những người thực hiện hành vi đó không phải nhằm gây ra thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại mà với mục đích khác. Trong trường hợp này, mặt khách quan là hành vi và hậu quả của hành vi đã gây thiệt hại cho đối tượng nhưng ý chí để thực hiện hành vi và hậu quả của hành vi không đồng nhất với nhau.

Thứ ba, về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra

Hành vi gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại có thể khác nhau về mức độ nhưng cùng đem lại hậu quả là thiệt hại cho người bị thiệt hại. Xét trong mối quan hệ nhân quả này thì hành vi trái pháp luật của của những người cùng gây thiệt hại đã gây ra một tổng thể thiệt hại cho người bị thiệt hại, do đó những người thực hiện hành vi này phải cùng nhau bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại. Khỉ xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của những người cùng gây thiệt hại cho người bị thiệt hại, ngoài ý nghĩa xác định trách nhiệm bồi thường liên đới của những người này còn có ý nghĩa ttong việc xác định mức bồi thường.

Thứ tư, có lỗi của những người cùng gây thiệt hại

Khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, ngoài việc xem xét mặt khách quan của hành vi gây thiệt hại, chúng ta cần xem xét mặt chủ quan của người thực hiện hành vi đó. Nếu chúng ta chỉ xem xét mặt khách quan của hành vi vi phạm pháp luật thì giá trị xã hội của hành vi không phản ánh đầy đủ bởi giá trị xã hội của hành vi còn thể hiện ngay trong mặt chủ quan của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Dưới góc độ khoa học pháp lí, một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của hành vi đó khi họ có đầy đủ điều kiện để lựa chọn một xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội (cả mặt khách quan và mặt chủ quan), trừ những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, ví dụ bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi. Pháp luật dân sự quy định một người phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi người này có lỗi, không kể đó là lỗi vô ý hay cố ý.

2. Mức bồi thường trong trách nhiệm bồi thường liên đới khi nhiều người cùng gây thiệt hại

Nguyên tắc chung khi nhiều người cùng gây thiệt hại là họ phải chịu ưách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, do đó nếu chúng ta xác định được mức độ lỗi của từng người thì người gây thiệt hại sẽ bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi đó. Nếu không xác định được mức độ lỗi của từng người thì họ phải bồi thường bằng nhau.

Theo quy định trên, khi có nhiều người cùng gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

– Nguyên tắc chung, một người chỉ phải chịu ừách nhiệm do hành vi của mình gây ra cũng như hậu quả của hành vi đó. Do đó, nếu chúng ta xác định mức độ lỗi của mỗi người khi họ gây thiệt hại thì họ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi đó. Tuy nhiên, đây là vấn đề tương đối phức tạp khi chúng ta xác định lỗi của mỗi người trong số những người cùng gây thiệt hại – bởi vì lỗi là yếu tố mang tính chủ quan. Mặc dù vậy, đánh giá lỗi là vấn đề mang tính khách quan, do đó chúng ta sẽ xem xét mức độ lỗi, hình thức lỗi của những người gây thiệt hại để buộc họ bồi thường cho họp lí.

– Nếu không xác định được mức độ lỗi của những người gây thiệt hại thì họ phải bồi thường bằng nhau. Ở đây chúng ta không thể hiểu là pháp luật áp dụng nguyên tắc “cào bằng” khi có nhiều người cùng gây thiệt hại mà phải hiểu khi nhiều người cùng gây thiệt hại mà chúng ta không thể xác định được mức độ lỗi của mỗi người, do đó những người cùng gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. Khi chúng ta xác định những người cùng gây thiệt hại phải bồi thường theo phần bằng nhau thì điều đó cũng không làm mất đi tính “liên đới” khi nhiều người cùng gây thiệt hại.

Trên đây là Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra mà Zluat muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang