Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa là vấn đề mà cả bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển đều quan tâm. Việc hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển dẫn đến tổn thất là việc không ai mong muốn. Khi xảy ra việc hàng hóa bị như hại xác định được trách nhiệm bồi thường và cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết nhanh chóng và hợp pháp. Zluat mời bạn tìm hiểu thêm trong bài viết Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa
1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa?
Điều 541 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
- Nguyên tắc chung là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
- Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường, hình thức và phương thức bồi thường.
Theo đó, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa trong từng trường hợp như sau:
- Bên vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản bị mất, hư hỏng, hủy hoại trong quá trình vận chuyển trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thỏa thuận khác.
- Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển, các bên có thỏa thuận bên thuê vận chuyển trông coi tài sản trên đường vận chuyển mà tài sản bị mất, hư hỏng.
Việc xác định ai là người phải bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa căn cứ vào thỏa thuận của các bên:
- Nếu giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa thỏa thuận bằng điều khoản hợp đồng ghi nhận nội dung xác định bên chịu trách nhiệm bồi thường thì người chịu trách nhiệm bồi thường là người quy định trong điều khoản đó.
- Nếu giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa thì xác định người chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định pháp luật như trên.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa được loại trừ trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Sự kiện bất khả kháng này phải có đủ ba yếu tố:
- Xảy ra một cách khách quan: Sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có hành vi vi phạm hợp đồng.
- Không lường trước được: Hậu quả xảy ra không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm
- Hậu quả xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
2. Mức bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa
Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường
Như vậy, mức bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa được xác định theo thỏa thuận:
- Nếu giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa thỏa thuận bằng điều khoản hợp đồng ghi nhận nội dung xác định mức trách nhiệm bồi thường thì người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường theo mức quy định trong điều khoản đó.
- Nếu giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển không có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa thì xác định mức bồi thường theo quy định pháp luật là bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra.
Để xác định mức bồi thường theo quy định pháp luật đồng thời phải xác định được thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại về tài sản bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tình trạng tài sản ban đầu của người bị thiệt hại và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường.
Thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định bao gồm các khoản sau:
- Thiệt hại trực tiếp bao gồm:
- Thiệt hại do tài sản bị mất ( tính đến tình trạng tài sản, thời giá thị trường tại thời điểm tài sản bị mất)
- Tài sản bị hủy hoại là những tài sản không thể phục hồi chức năng ban đầu; tài sản bị hư hỏng là những chi phí hợp lý, cần thiết để phục hồi tài sản, bảo đảm tính năng sử dụng ban đầu như trước khi bị thiệt hại
- Những chi phí phải bỏ ra bao gồm chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại hoặc khắc phục thiệt hại
- Thiệt hại gián tiếp bao gồm:
- Lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản (không thể khai thác tài sản trong suốt thời gian sửa chữa, khắc phục thiệt hại)
- Những hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu được nếu không có thiệt hại xảy ra và những chi phí cần thiết để hạn chế thiệt hại
3. Hình thức bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa
Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Các bên có thể thỏa thuận về hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc.
Trong đó, bồi thường bằng hiện vật: áp dụng khi các bên có thỏa thuận và thường là khi bên gây thiệt hại không có khả năng bồi thường bằng tiền mà dùng các vật có giá trị để bồi thường, bồi thường bằng tiền là phổ biến nhất, bồi thường bằng việc thực hiện một công việc: ít phổ biến.
4. Cách giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển
Tranh chấp bồi thường thiệt hại do hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển được xem là các tranh chấp trong thương mại, dịch vụ, cung ứng dịch vụ, theo quy định tại Luật thương mại 2005 tranh chấp này được giải quyết bằng các hình thức:
Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động thương mại. Phương thức này là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.
Hoà giải
Hòa giải được hiểu là “sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải, hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ”. Tức là phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải là có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
Giải quyết bằng Trọng tài
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”. Nghĩa là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
Quy trình thủ tục tố tụng trong trọng tài bao gồm các bước sau:
- Soạn thảo, gửi đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ
- Thành lập hội đồng trọng tài
- Nghiên cứu hồ sơ
- Phiên họp giải quyết tranh chấp
- Ban hành phán quyết trọng tài
Khởi kiện ra Tòa án
Quy trình giải quyết tranh chấp được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các văn bản khác, bao gồm các trình tự thủ tục sau:
- Khởi kiện
- Thụ lý vụ án
- Hòa giải và chuẩn bị xét xử
- Xét xử sơ thẩm
- Xét xử phúc thẩm
- Giám đốc thẩm/tái thẩm
Tranh chấp hợp đồng vận chuyển do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết thuộc trong các trường hợp khoản 1, 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
- Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
- Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
Còn nếu có yếu tố nước ngoài, thì thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh theo khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Ngoài ra theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án theo lãnh thổ, cụ thể:
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.
Trên đây là bài viết Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa. Zluat tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |