Tư vấn pháp luật là gì? Các hình thức tư vấn pháp luật.

1. Khái niệm tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn khách hàng sử dụng đúng pháp luật.cung cấp các dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Để thực hiện được hoạt động tư vấn pháp luật người tư vấn cần phải có những kĩ năng nhất định.

 

2. Các hình thức tư vấn pháp luật

2.1 Hình thức tư vấn trực tiếp bằng lời nói

Tư vấn pháp luật bằng lời nói thường được áp dụng với các vụ việc có tính chất đơn giản. Khách hàng gặp gỡ người tư vấn để trình bày vụ việc của họ và nhờ người tư vấn pháp luật giúp họ tìm giải pháp của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.Hay là việc người tư vấn pháp luật sử dụng ngôn từ trong hoạt động nghề nghiệp người tư vấn trao dổi bằng lời nói với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết, giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý và truyền đạt thông tin đến người được tư vấn.

+ Đặc điểm tư vấn bằng lời nói:

Tư vấn pháp luật bằng lời nói được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của người tư vấn với người yêu cầu đặc thù. Người tư vấn pháp luật phải là những người được pháp luật quy định về điều kiện chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc, theo Khoản 1 Điều 17 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017:

“Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

a) Trợ giúp viên pháp lý;

b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.”

Lời nói của người tư vấn pháp luật là hoạt động có đối tượng, mục đích là công cụ, phương tiện thực hiện nhiệm vụ, nghề nghiệp của người tư vấn.

Việc tư vấn có khả năng tác động trực tiếp đến người cần tư vấn.

 

+ Hình thức yêu cầu tư vấn bằng lời nói:

Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói bao gồm

-Tư vấn trực tiếp tư vấn pháp luật bằng lời nói tại trụ sở văn phòng hoặc theo địa điểm mà khách hàng yêu cầu.

-Tư vấn qua điện thoại, tổng đài tư vấn.

-Tư vấn qua đài phát thanh, truyền hình.

-Tư vấn trực tuyến.

Yêu cầu trong tư vấn.

Yêu cầu về nội dung nói: Đúng pháp luật; đầy đủ nội dung, khách quan, không tùy tiện suy diễn, có căn cứ; có lập luận chặt chẽ và có chất lượng.

Yêu cầu về cách nói: Ngôn ngữ ngắn gọn, chuẩn xác, dễ hiểu; trình bày, rõ ràng, logic, có tóm tắt, kết luận để khách hàng nắm được những điều quan trọng nhất; Cách nói phù hợp với từng đối tượng được tư vấn và nói hay, hấp dẫn.

 

+ Trình tự tư vấn pháp luật bằng lời nói:

Nghe khách hàng trình bày:  Trong quá trình khách hàng trình bày người tư vấn cần lắng nghe, ghi chép những nội dung chính, sau đó có thể đặt những câu hỏi để khách hàng làm rõ thêm. Thông thường lần đầu tiên tiếp xúc, người tư vấn chưa thể nắm bắt một cách chắc chắn bản chất của sự việc đó hơn nữa, khách hàng thường trình bày theo ý chí chủ quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết.Vì vậy, người tư vấn cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của vụ việc. Người tư vấn nên lưu ý khách hàng, chỉ có thể đưa ra giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng pháp luật nếu khách hàng trình bày vấn đề trung thực và khách quan.

Tóm tắt lại yêu cầu của khách hàng, các tình tiết liên quan theo cách hiểu của người tư vấn:  người tư vấn cần diễn đạt lại câu chuyện của khách hàng theo cách hiểu của mình. Việc này nhằm đảm bảo người tư vấn đã hiểu đúng câu chuyện của khách hàng và nếu phát hiện những điểm nhầm lẫn khách hàng kịp đính chính lại.

Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn: Những giấy tờ tài liệu này phản ánh diễn biến của quá trình tranh chấp hoặc bản chất của vụ việc mà khách hàng yêu câu tư vấn. Nếu không có những tài liệu này việc tư vấn có thể không chinh xác.Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan, người tư vấn cần phải giành thời gian để đọc các giấy tờ tài liệu đó.Đối với các tài liệu bằng tiếng nước ngoài nhất thiết phải được dịch ra bằng tiếng Việt để hiểu đúng nguyên văn tài liệu đó, đồng thời cũng đính kèm hồ sơ để sử dụng lâu dài. Trong trường hợp sau khi nghe khách hàng trình bày và nghiên cứu các tài liệu do khách hàng cung cấp mà thấy không thể trả lời ngay được, phải thông báo điều đó cho khách hàng và hẹn khách hàng gặp vào một ngày khác.

Tra cứu tài liệu tham khảo: việc dùng các quy định của pháp luật làm cơ sở cho các kết luận của mình là điều bắt buộcvì: Trước hết là để khẳng định với khách hàng rằng người tư vấn đang tư vấn theo luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan của mình. Sau việc tra cứu tài liệu tham khảo giúp người tư vấn khẳng định chính suy nghĩ của mình.Khi cần thiết người tư vấn pháp luật có thể cung cấp cho khách hàng bản sao văn bản, tài liệu đó. Trường hợp không tìm thấy văn bản cần tìm hoặc nghi ngờ về hiệu lực của văn bản đó thì người tư vấn không nên vội đưa ra giải pháp vội mà hẹn khách hàng vào một dịp khác.

Đinh hướng cho khách hàng: Sau khi đã hoàn thành các bước trên, người tư vấn sẽ đưa ra giải pháp cho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu, đưa ra những ý kiến để khách hàng lựa chọn phương thức bảo vệ quyền của mình một cách tốt nhất.

 

2.2. Hình thức tư vấn bằng văn bản

Tư vấn pháp luật bằng văn bản được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng văn bản với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến những vấn đề mà khách hàng cần tư vấn.Việc tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến hành khi:

Khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp người tư vấn và không muốn tư vấn qua điện thoại.

Khách hàng muốn khẳng định độ tin cậy của giải pháp thông qua việc đề ra các câu hỏi để người tư vấn trả lời bằng văn bản.

Kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ cho mục đích khác của họ.

Những vụ, việc phức tạp mà nếu người tư vấn tư vấn bằng lời nói thì khách hàng không nắm bắt hết được.

Việc tư vấn bằng văn bản có thể được thực hiện theo hai hình thức: Khách hàng viết đơn, thư, chuyển fax và khách hàng trực tiếp đến gặp người tư vấn và đề nghị tư vấn bằng văn bản.

Khi thực hiện tư vấn bằng văn bản thông thường hai bên (người tư vấn và khách hàng) phải ký hợp đồng tư vấn pháp luật với nhau.

 

+ Đặc điểm tư vấn bằng văn bản:

sử dụng ngôn từ dưới dạng viết trong hoạt động nghề nghiệp để truyền đạt thông tin tới người được tư vấn nhằm tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của họ, có mục đích cụ thể.

Không chỉ là hình thức trao đổi thông tin thông thường mà còn là công cụ, phương tiện thực hiện nghề nghiệp.

Có khả năng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

 

+ Yêu cầu khi tư vấn bằng văn bản:

Nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hàng.Trao đổi với khách hàng về yêu cầu của họ để khẳng định trong một số trường hợp cần thiết.

Tra cứu các tài liệu văn bản pháp luật có liên quan để phục vụ cho việc tư vấn. Soạn văn bản trả lời cho khách hàng.

Khi viết văn bản tư vấn cần phải có tính logic, xúc tích, chính xác ngôn ngữ thích hợp, lịch sự và trả lời đúng hẹn với khách hàng.

 

+ Trình tự tư vấn bằng văn bản:

Tiếp nhận và nghiên cứu kĩ yêu cầu của khách hàng: Việc tiếp nhận thông tin là một bước đệm quan trọng để người tư vấn có cái nhìn tổng quan về vụ việc cũng như định hướng được rõ ràng yêu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ pháp lý phù hợp. thông thường các yêu cầu bằng văn bản của khách hàng đã rõ ràng, người tư vấn không cần phải sắp xếp các vấn đề như trong tư vấn bằng lời nói.

Trao đổi với khách hàng để tái khẳng định yêu cầu của họ, nếu thấy cần thiết.Nếu người tư vấn cần thiết phải có thêm tài liệu thì yêu cầu khách hàng cung cấp.

Tra cứu tài liệu, các văn bản pháp luật có liên quan: Trong trường hợp sau khi đã nghiên cứu hồ sơ người tư vấn phải tìm kiếm được cơ sở pháp lý cho các vấn đề có liên quan để làm khung hành lang pháp lý cho công việc mà người tư vấn đang thực hiện,

Người tư vấn cũng có thể mời khách hàng gặp người tư vấn khác để xin tư vấn về những vấn đề mà mình đã phát hiện nhưng không thuộc chuyên môn của mình.Tránh tình trạng mặc dù biết không thuộc chuyên môn của mình nhưng vẫn thực hiện tư vấn dẫn đến kết luận đưa ra không chính xác, không đúng pháp luật.

Soạn văn bản trả lời cho khách hàng: văn bản của khách hàng phải là văn bản nêu rõ tính chất vấn đề mà khách hàng yêu cầu, đáp ứng trực tiếp yêu cầu mà khách hàng nêu ra. Cách soạn 1 văn bản đúng cách cũng là một yêu cầu quan trọng: Việc chia đoạn và xuống dòng theo từng ý sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung của văn bản. Ngoài ra, khi soạn thảo và đánh máy văn bản xong, nhất thiết phải rà soát lại toàn bộ nội dung văn bản để chỉnh sửa sai sót về hình thức hay về nội dung. Xem thêm: Các kỹ năng cần thiết khi tư vấn pháp luật bằng văn bản

 

2.3 Ưu, nhược điểm hình thức tư vấn bằng văn bản

+ Ưu điểm tư vấn bằng văn bản

Tạo cơ hội cho người tư vấn thâm nhập hồ sơ kỹ càng và chính xác hơn, tư vấn bằng văn bản yêu cầu người tư vấn phải làm việc cẩn thận hơn, chu đáo, văn bản tư vấn đưa ra phải có độ chính xác, cơ sở khoa học, đúng pháp luật.

Khách hàng có thể nắm bắt rõ ràng, đầy đủ những tư vấn của người tư vấn, trong trường hợp, vụ việc cần tư vấn quá phức tạp, mà khách hàng không thể nắm bắt hết được khi người tư vấn tư vấn bằng lời nói.

Khách hàng có thể khẳng định độ tin cậy của giải pháp mà người tư vấn đưa ra.Qua đó, khách hàng có thể sử dụng kết quả tư vấn vào những mục đích khác của mình.Khách hàng không phải đến gặp trực tiếp người tư vấn.Chi phí tư vấn thường ít tốn kém hơn.

+ Nhược điểm tư vấn bằng văn bản​:

Người tư vấn khó nắm bắt bắt được hết tâm lý khách hàng, khó có cơ hội tương tác để tìm hiểu rõ hơn những yêu cầu của khách hàng. Do đó, người tư vấn khó có thể đưa ra được những giải pháp vừa đúng pháp luật, vừa hợp lý, lại hợp tình.

ngoài việc đòi hỏi người tư vấn phải có những kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, thì người tư vấn phải có kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn tốt.

Khách hàng sẽ không có cơ hội để tìm hiểu, yêu cầu giải đáp các vướng mắc mới phát sinh, thời gian nhận được sự tư vấn, hướng dẫn sẽ lâu hơn so với tư vấn trực tiếp bằng lời nói. Người tư vấn có thể tư vấn, hướng dẫn một cách rõ ràng, tỷ mỷ đến khách hàng những giấy tờ, tài liệu cần thực hiện.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *