Quản trị doanh nghiệp có tầm quan trọng vô cùng lớn với các doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp của Công ty Luật Zluat giúp tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp về điều hành và quản lý nội bộ.
I. Quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị doanh nghiệp là một thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống những cơ chế, quy định mà thông qua đó công ty có thể được điều hành, định hướng và kiểm soát một cách chặt chẽ. Quá trình này thường sẽ được thực hiện bởi chính hệ thống hay cơ cấu quản trị của chính doanh nghiệp đó. Để thực hiện hiệu quả vấn đề này, cơ cấu tổ chức trong mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong công ty. Những thành viên chủ chốt đó bao gồm: các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc điều hành, Ban kiểm soát, thành viên góp vốn và những người liên quan khác của công ty tùy theo loại hình doanh nghiệp.
Đồng thời, quản trị doanh nghiệp cũng cần lập ra những nguyên tắc và quy trình hay thủ tục để đề ra quyết định quan trọng trong công ty. Từ đó ngăn chặn được sự lạm dụng quyền lực hay chức vụ của những người đứng đầu cũng như giảm thiểu những rủi ro không cần thiết cho công ty. Thông thường đó là những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh bạch.
II. Nội dung quản trị doanh nghiệp
Thứ nhất, sử dụng các thành viên Hội đồng Quản trị/Hội đồng thành viên của công ty đều phải là những nhân vật độc lập để kiểm soát và kiềm chế quyền lực của Ban Giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.
Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm các kế toán viên, các công ty kiểm toán để lập và đệ trình báo cáo tài chính có tính xác thực nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ, xác thực khi đầu tư vào công ty.
Thứ ba, luôn sử dụng các nhà phân tích tài chính để xem xét, phân tích các triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các công ty đang và sẽ phát hành chứng khoán ra công chúng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư.
Các nội dung chính trong Quản trị doanh nghiệp nêu trên, tự chung lại được liệt kê bao gồm các nội dung chi tiết sau:
– Công khai và minh bạch thông tin;
– Mâu thuẫn quyền lợi giữa người quản lý doanh nghiệp, hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và cổ đông/thành viên góp vốn khác;
– Mâu thuẫn giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số//thành viên góp vốn lớn,bé.
– Vai trò của quản trị viên độc lập, các tổ chức kiểm toán độc lập.
– Chính sách đãi ngộ với các nhà quản lý.
– Quyền tư hữu;
– Việc thực thi các điều khoản luật và hợp đồng so sánh hai mô hình quản trị doanh nghiệp phổ biến trên thế giới Quản trị doanh nghiệp hoạt động thông qua cơ chế bên trong và cơ chế bên ngoài. Quản trị doanh nghiệp cần phối hợp hài hoà cơ chế bên trong và bên ngoài, trong đó, có thể nhấn mạnh nhiều hơn đến cơ chế nội bộ hơn là cơ chế thị trường để quản trị công ty có hiệu quả. Trên cơ sở 2 cơ chế này, nhiều mô hình quản trị doanh nghiệp đã được áp dụng trên thế giới, tuy nhiên có thể xếp vào hai nhóm chính:
– Mô hình định hướng cổ đông/thành viên góp vốn. Mô hình thiên về cổ đông/thành viên góp vốn, phổ biến ở các nước Anh, Mỹ coi công ty là công cụ để các cổ đông tối đa hoá lợi ích của mình.
– Mô hình quản trị đa bên. Mô hình này thường thấy ở các nước Châu Âu lục địa và Nhật Bản, tuy nhiên cũng xuất hiện ở nhiều công ty thành công của Hoa Kỳ. Mô hình này thừa nhận quyền lợi của công nhân, người quản lý, nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng.
Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho công ty nâng cao khả năng tiếp cận vốn và hoạt động hiệu quả hơn. Những nghiên cứu mới gầy đây cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa việc thực hiện quản trị doanh nghiệp với giá cổ phiếu và kết quả hoạt động của công ty nói chung. Theo đó, quản trị tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư, nhiều lợi ích hơn cho các thành viên khác trong công ty. Kết quả là các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho cổ phiếu của những công ty quản trị tốt. Các ngân hàng cũng sẵn sàng cho vay, thậm chí với lãi suất thấp hơn, vì quản trị tốt sẽ làm giảm khả năng các khoản vay sẽ được sử dụng không đúng mục đích và tăng khả năng công ty sẽ trả các khoản vay đầy đủ và đúng hạn. Ngược lại, quản trị không tốt thường dẫn đến những hậu quả xấu, thậm chí phá sản công ty.
III. Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp
1. Nguyên tắc hoạch định chiến lược rõ ràng, cụ thể
Hoạch định chiến lược là quá trình lãnh đạo xác định những mục tiêu kinh doanh, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Toàn bộ nhân viên, các cấp quản lý sẽ theo dõi và bám sát chiến lược đã được hoạch định để thực hiện công việc của mình một cách kỷ luật, chặt chẽ, đảm bảo đạt được mục tiêu chung, sứ mệnh chung cho toàn doanh nghiệp.
2. Nguyên tắc chuyên môn hóa, phân công lao động
Nguyên tắc này được hiểu là mức độ ở đó các công việc trong tổ chức được phân chia thành những bước công việc hoặc những nhiệm vụ khác nhau được thực hiện bởi những người lao động khác nhau. Một công việc trọn vẹn không chỉ do một cá nhân thực hiện mà nó được chia ra thành các bước, mỗi bước được một cá nhân riêng biệt hoàn tất. Mỗi người có một vị trí và khả năng làm việc của họ là khác nhau, việc phân công lao động cho từng nhóm đối tượng và giao đúng việc đúng người thì hiệu suất làm việc của họ sẽ cao hơn .
3. Nguyên tắc thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng
Thẩm quyền là quyền được xem xét và quyết định một vấn đề, đồng nghĩa với việc một người có quyền ra quyết định cho một công việc thì người đó cũng là người sẽ chịu trách nhiệm với các quyết định của họ . Một người có quyền quyết định các công việc được giao cho ai và thời gian để họ làm việc tuy nhiên để tránh việc lạm dụng quyền hành của mình thì trách nhiệm của người đó về công việc cũng không nhỏ .
4. Nguyên tắc kỷ luật
Kỷ luật là các tiêu chuẩn trong hành động của các cá thể mà doanh nghiệp quy định để mọi người thực hiện , đảm bảo mọi người đều thực hiện nghiêm túc và quyền lợi của mọi người là bình đẳng . Bất kì doanh nghiệp nào cũng có kỷ luật , mọi nhân viên tuân thủ đúng các quy định thì doanh nghiệp mới có thể vận hành một cách trơn tru . Ai vi phạm kỷ luật sẽ bị xử phạt điều này đảm bảo bình đẳng trong doanh nghiệp và không có ganh tị trong doanh nghiệp
IV. Chức năng của quản trị doanh nghiệp
1. Chức năng hoạch định
Đây là chức năng cơ bản nhưng cần thiết cho một hoạt động quản trị doanh nghiệp. Hoạch định là định hướng, xác định hướng đi doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời dự báo các trường hợp có thể xảy ra trong tương lai. Doanh nghiệp xây dựng mục tiêu, các nguồn nhân lực cần có, các công việc chi tiết để thực hiện trong phạm vi nguồn lực và thời gian đã định sẵn. Từ các dự báo đã khảo sát thì doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch cụ thể trong các trường hợp xảy ra để làm sao có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
2. Chức năng tổ chức
Một doanh nghiệp hoạt động tốt khi có đủ lượng vốn, nhân sự, nguyên liệu sản xuất và cần có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ để doanh nghiệp hoạt động ổn định, liên tục. Tổ chức thực hiện bao gồm tổ chức bộ máy và sắp xếp công việc từ việc phân công nhân lực làm việc, các công việc cần hoàn thiện đúng thời gian. Chức năng tổ chức càng quan trọng hơn khi doanh nghiệp mở rộng quy mô, các phòng ban được mở rộng, nhân lực tăng lên;…
Chức năng này còn bao gồm việc xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách hoạt động trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo toàn bộ hoạt động công việc được thực hiện hiệu quả đạt chất lượng tốt .
3. Chức năng chỉ đạo, lãnh đạo
Đây là chức năng của quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, là người đóng vai trò chủ chốt của một doanh nghiệp. Nhân viên khi nhận được chỉ thị, hướng dẫn công việc của lãnh đạo rõ ràng sẽ biết mình cần phải làm gì, kết quả công việc được tăng lên.
Khi quản lý có những định hướng chỉ đạo rõ ràng, hợp lý thì kết quả công việc trở nên tốt hơn. Chức năng là việc các nhà lãnh đạo thực hiện các hoạt động liên quan đến cơ chế, chính sách của doanh nghiệp, quản trị việc vận hành các chính sách có diễn ra theo đúng kế hoạch hay không, tạo động lực, khuyến khích nhân viên làm việc, sáng tạo
4. Chức năng điều phối
Chức năng điều phối trong quản trị doanh nghiệp nhằm mục đích khuyến khích tạo động lực, duy trì kỷ luật công ty đồng thời tạo không khí thỏa mái. Khi đó, các hoạt động của doanh nghiệp được phối hợp một cách nhịp nhàng, ăn ý, hiệu quả hơn.
5. Chức năng kiểm tra kiểm soát và ra các quyết định điều chỉnh trong quá trình kinh doanh
Kiểm tra và theo dõi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là điều không thể thiếu. Trong quá trình vận hành những vấn đề rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi vì vậy doanh nghiệp cần có cách thức theo dõi để đảm bảo tiến độ làm việc và vận hành của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát được thực hiện thông qua quy trình gồm các bước: Thiết lập tiêu chuẩn hoạt động, KPI dựa trên mục tiêu của công ty; đo lường và lập báo cáo về hoạt động thực tế; so sánh kết quả báo cáo thực tế với chỉ tiêu kế hoạch; thực hiện thay đổi hoặc các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
V. Tư vấn quản trị doanh nghiệp là gì?
Tư vấn quản trị doanh nghiệp được định nghĩa là những dịch vụ tư vấn, trợ giúp, hướng dẫn doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong công tác về quản lý và điều hành. Những nội dung cơ bản thường bao gồm:
– Lập chiến lược và kế hoạch hoạt động
– Ra quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị trường, chính sách nguồn nhân lực
– Đề ra phương hướng thực thi kế hoạch; chương trình sản xuất và bộ máy vận hành…
Mặc dù những doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực này sẽ có những nội dung cơ bản riêng nhưng nhìn chung, mục tiêu cuối cùng của hoạt động tư vấn này vẫn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khắc phục các vấn đề tồn tại của doanh nghiệp khi chưa thể hoàn thiện cơ chế điều hành.
VI. Dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp tại Nghi Sơn của Công ty Luật Zluat
Chúng tôi giúp doanh nghiệp tại Nghi Sơn:
– Thẩm định phương án kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích doanh thu, chi phí đánh giá hiệu quả của phương án kinh doanh và đề ra những chiến lược, phương án cải tiến doanh nghiệp.
– Rà soát toàn bộ vấn đề tuân thủ quy chế nội bộ của doanh nghiệp. Cùng ban giám đốc xem xét và xây mô hình tổ chức quản lý, xác định từng vị trí phòng ban chuyên trách trong doanh nghiệp, mô tả công việc, KPI, quyền hạn, trách nhiệm, và xây dựng cơ chế chính sách tiền lương đảm bảo được quyền lợi nhân sự, hiệu quả trong việc sử dụng nhân sự trong công ty.
– Rà soát và lập báo cáo tuân thủ/báo cáo nghiên cứu pháp lý cẩn trọng, các hợp đồng thường dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tư vấn và hoàn thiện các văn bản pháp lý, đề xuất các giải pháp khắc phục, hoàn thiện phù hợp.
– Xây dựng các quy chế quy trình kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, đồng thời cùng doanh nghiệp thống nhất quy trình quản lý, kiểm soát tốt giúp công ty phát triển bền vững.
– Tư vấn và Xây dựng các hệ thống báo cáo quản trị phục vụ trong việc đo lường, phân tích đưa ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.
– Đưa ra các ý kiến và giải pháp tư vấn phù hợp để hoàn thành các chủ trương, quan điểm, chính sách, kế hoạch của doanh nghiệp.
– Đào tạo chuyển giao, hỗ trợ giám sát quản trị doanh nghiệp
VII. Quy trình thực hiện dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp tại Nghi Sơn của Công ty Luật Zluat
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, phân tích nhu cầu doanh nghiệp, thống nhất dịch vụ cần thực hiện
Bước 2: Khảo sát thực trạng của doanh nghiệp.
Bước 3: Báo giá dịch dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp & ký hợp đồng.
Bước 4: Lên kế hoạch thực hiện dịch vụ phù hợp tình hình.Tập trung giải quyết tận gốc các vấn đề tồn tại, đưa ra lộ trình triển khai cụ thể và ứng dụng ngay vào doanh nghiệp.
Bước 5: Thực hiện dịch vụ, chuyển giao và đánh giá hiệu quả.
VIII. Mọi người cũng hỏi
1. Dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp có những lợi ích gì?
Dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp giúp cung cấp các góc nhìn bên ngoài độc lập và chuyên nghiệp về các khía cạnh quản lý của doanh nghiệp. Lợi ích bao gồm đánh giá tình hình hiện tại, đề xuất giải pháp tối ưu, tăng cường hiệu suất, giảm thiểu rủi ro và cải thiện cạnh tranh trên thị trường.
2. Các công cụ dịch vụ nào thường được cung cấp trong lĩnh vực tư vấn quản trị doanh nghiệp?
Các dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn: phân tích chiến lược, quản lý tài chính, tối ưu hóa quy trình hoạt động, tư vấn về tiếp thị và tiếp thị, quản lý nhân sự, cải thiện quản lý chất lượng và tối ưu hóa cơ cấu tổ chức.
3. Ai nên sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp?
Dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp phù hợp cho các doanh nghiệp ở mọi quy định và ngành nghề. Từ doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đang phát triển, cho đến doanh nghiệp lớn đã hoạt động lâu năm, đều có thể chuyển dịch vụ vận tải ứng dụng này để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không có con chung nhanh chóng tại Tân Phong, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
- Thủ tục ly hôn Thuận tình thoả thuận quyền nuôi con – tại Phường 8, Mỹ Tho, Tiền Giang
- Thủ tục ly hôn Đồng thuận Không có con chung trọn gói tại Đức Nhuận, Mộ Đức, Quảng Ngãi
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Ngãi Tứ, Tam Bình, Vĩnh Long, chỉ từ 60.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Quân.
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Nghệ An. Hồ sơ đang có hiệu lực, mua tại website, điền thông tin, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, giá khoảng 70,000 đồng.