Xây dựng cơ chế đảm bảo thực hiện: bên cạnh những quy định cụ thể điều chỉnh nội dung của việc xử lý các quan hệ dân sự có hiện tượng “lẩn tránh pháp luật”, BLTTDS còn phải có những quy định về cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo được rằng, khi hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” xảy ra. Vậy Vấn đề lẩn tránh pháp luật trong tư pháp quốc tế như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Khái niệm lẩn tránh pháp luật là gì ?
Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dụng những biện pháp cũng như thủ đoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật đãng nhẽ phải được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình.
Các biện pháp, thủ đoạn: di chuyển trụ sở, thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, chuyển động sản thành bất động sản…
VD: Một cặp vợ chồng xin li hôn ở nước A không được vì các điều kiện cấm li hôn, họ chạy sang nước B, nơi mà ở đó điều kiện li hôn dễ dàng hơn để được phép li hôn.
* Nguyên nhân: Nguyên nhân của hiện tượng này là vì mỗi quốc gia trên thế giới đều có hệ thống quy phạm xung đột riêng của mình. Chính vì vậy, cùng một vụ việc nhưng cách giải quyết ở các quốc gia khác nhau sẽ rất khác nhau. Đây chính là cơ sở làm phát sinh hiện tượng lẩn tránh pháp luật trong tư pháp quốc tế.
2. Thủ đoạn lẩn tránh pháp luật
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ sử dụng một số thủ đoạn để áp dụng hệ thống pháp luật có lợi cho mình, tránh áp dụng hệ thống pháp luật lẽ ra phải được áp dụng vì nó bất lợi cho mình. Để áp dụng hệ thống pháp luật có lợi cho mình và tránh áp dụng hệ thống pháp luật bất lợi, chủ thể của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có thể áp dụng các thủ đoạn sau:
Loại thủ đoạn thứ nhất, lợi dụng sự khác nhau của các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật các nước. Các quy phạm xung đột của các nước khác nhau sẽ dẫn đến việc lựa chọn luật thực chất khác nhau khi cùng giải quyết một vấn đề. Nói rộng hơn, đây là thủ đoạn lợi dụng sự khác nhau giữa tư pháp quốc tế các nước.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của Việt Nam quy định: “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của luật này”. Vậy, theo tư pháp quốc tế Việt Nam, pháp luật điều chỉnh ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo luật của Việt Nam. Căn cứ để lựa chọn luật thực chất áp dụng ở đây là nơi cư trú của các bên.
Tuy nhiên, tư pháp quốc tế một số nước lại quy định pháp luật điều chỉnh ly hôn có yếu tố nước ngoài là luật của nước mà người chồng có quốc tịch vào thời điểm ly hôn, nghĩa là áp dụng căn cứ Luật Quốc tịch của đương sự. Giả sử anh A là công dân của nước X mà ở đó tư pháp quốc tế quy định pháp luật thực chất điều chỉnh ly hôn có yếu tố nước ngoài là luật thực chất của nước mà người chồng có quốc tịch vào thời điểm ly hôn. Vợ chồng anh A và chị B, trong đó anh A là công dân nước X, chị B là công dân của nước Y, cả hai đang thường trú tại Việt Nam, có tài sản ở Việt Nam. Do mâu thuẫn, họ quyết định ly hôn. Theo quy định của tư pháp quốc tế Việt Nam, vụ việc phải do pháp luật thực chất của Việt Nam giải quyết. Nhưng khi tìm hiểu pháp luật Việt Nam, A nhận thấy mình bị bất lợi hơn trong vấn đề phân chia tài sản nếu ly hôn ở Việt Nam so với ly hôn ở nước X. Vì vậy, A rời Việt Nam trở về nước X rồi nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nước X, vụ việc được giải quyết theo pháp luật của nước X (pháp luật của nước người chồng mang quốc tịch). Sau khi có bản án, A xin công nhận và thi hành tại Việt Nam.
Đây là thủ đoạn lẩn tránh pháp luật dựa vào sự khác nhau của quy phạm xung đột của pháp luật nước X và quy phạm xung đột của pháp luật Việt Nam trong vấn đề ly hôn, dẫn đến pháp luật thực chất của nước X được áp dụng thay vì pháp luật được áp dụng là pháp luật thực chất của Việt Nam.
Loại thủ đoạn thứ hai, lợi dụng sự khác nhau trong quy phạm xung đột của chính nước có quy phạm xung đột được áp dụng để chọn luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Hệ thống tư pháp quốc tế Việt Nam chứa đựng một số quy phạm xung đột cho phép pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước ngoài điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài. Chủ thể của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có thể sử dụng một số thủ đoạn để áp dụng pháp luật nước ngoài có lợi cho mình và tránh áp dụng pháp luật của nước bất lợi cho mình (kể cả luật của Việt Nam) mà không cần sử dụng hệ thống tư pháp quốc tế nước ngoài. Họ có thể sử dụng quy phạm xung đột của hệ thống tư pháp quốc tế Việt Nam để tránh áp dụng pháp luật mà hệ thống tư pháp quốc tế Việt Nam chỉ định để điều chỉnh vì pháp luật được chỉ định bất lợi cho họ. Ví dụ:
Theo Khoản 1, 2 Điều 767 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, thừa kế theo pháp luật liên quan đến bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản và thừa kế theo pháp luật liên quan đến động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Vậy, nếu A có quốc tịch nước ngoài có để lại tài sản ở Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng nếu tài sản là bất động sản và pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng nếu tài sản là động sản. Theo pháp luật Việt Nam, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó (Điều 669 BLDS). Quy định này bất lợi cho người muốn để lại toàn bộ di sản cho một người nào đó. Tuy nhiên, một số nước không có quy định này, người có di sản muốn để lại toàn bộ di sản cho bất cứ người nào mà họ muốn. Nếu A có bất động sản tại Việt Nam thì phải áp dụng pháp luật Việt Nam. Để tránh quy định của pháp luật Việt Nam, A sẽ tìm cách biến bất động sản tại Việt Nam thành động sản để có thể áp dụng pháp luật của nước mà mình mang quốc tịch. Ví dụ, bất động sản của A là một căn nhà, A sẽ chuyển căn nhà này thành giá trị phần vốn góp trong công ty, giá trị phần vốn góp trong doanh nghiệp là động sản, và luật thực chất áp dụng giải quyết quan hệ thừa kế này sẽ là luật của nước mà A mang quốc tịch, A đã tránh không áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam bằng chính quy phạm xung đột của pháp luật Việt Nam.
3. Hệ quả của lẩn tránh pháp luật
Hầu hết các nước trên thế giới đều xem đây là hiện tượng không bình thường và đều hạn chế hoặc ngăn cấm. Pháp luật không cho rằng hiện tượng lẫn tránh pháp luật là một hành vi bất hợp pháp. Ví dụ: thực tiễn tư pháp ở Pháp cho thấy, Tòa án không chấp nhận việc “lẩn tránh pháp luật” của Pháp và ở Pháp đã hình thành nguyên tắc pháp luật là mọi hành vi, mọi hợp đồng ký kết mà “lẩn tránh pháp luật” đều bị coi là bất hợp pháp; ở Anh – Mỹ, nếu các hợp đồng giữa các bên ký kết mà “lẩn tránh pháp luật” của các nước này, sẽ bị Tòa án hủy bỏ; ở Nga, Điều 48 BLDS Cộng hòa liên bang Nga quy định: “Các hợp đồng ký kết nhằm lẩn tránh pháp luật bị coi là vô hiệu”; điểm b Điều 8 Luật Rumani ngày 22/9/1992 về quan hệ có yếu tố nước ngoài, “áp dụng pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ khi nó được chỉ dẫn do lẩn tránh pháp luật. Khi pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ, pháp luật Rumani được áp dụng”,…
Ở nước ta, hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế hầu như chưa có, nhưng trong các văn bản pháp luật đã ban hành từng có những quy định cấm các trường hợp lẩn tránh. Ví dụ: Theo Khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh về Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993, thì “Việc kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài và tuân theo pháp luật nước đó về nghi thức kết hôn thì được công nhận tại Việt Nam, trừ trường hợp việc kết hôn đó có ý định rõ ràng là để lẩn tránh các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn”;
Ví dụ: Theo Khoản 1, 2 Điều 767 Bộ luật Dân sự, thừa kế theo pháp luật liên quan đến bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản và thừa kế theo pháp luật liên quan đến động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Vậy, nếu A có quốc tịch nước ngoài có để lại tài sản ở Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng nếu tài sản là bất động sản và pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng nếu tài sản là động sản. Theo pháp luật Việt Nam, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó (Điều 669 BLDS).
Quy định này bất lợi cho người muốn để lại toàn bộ di sản cho một người nào đó. Tuy nhiên, một số nước không có quy định này, người có di sản muốn để lại toàn bộ di sản cho bất cứ người nào mà họ muốn. Nếu A có bất động sản tại Việt Nam thì phải áp dụng pháp luật Việt Nam. Để tránh quy định của pháp luật Việt Nam, A sẽ tìm cách biến bất động sản tại Việt Nam thành động sản để có thể áp dụng pháp luật của nước mà mình mang quốc tịch. Ví dụ, bất động sản của A là một căn nhà, A sẽ chuyển căn nhà này thành giá trị phần vốn góp trong công ty, giá trị phần vốn góp trong doanh nghiệp là động sản, và luật thực chất áp dụng giải quyết quan hệ thừa kế này sẽ là luật của nước mà A mang quốc tịch, A đã tránh không áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam bằng chính quy phạm xung đột của pháp luật Việt Nam.
4. Quan hệ của tư pháp quốc tế với các nước về hiện tượng lẩn tránh pháp luật
Hầu hết các nước trên thế giới đều xem đây là hiện tượng không bình thường và đều hạn chế hoặc ngăn cấm. Biện pháp để ngăn cấm, hạn chế ở các nước cũng khác nhau.
Thực tiễn tư pháp ở Pháp cho thấy, Tòa án không chấp nhận việc “lẩn tránh pháp luật” của Pháp và ở Pháp đã hình thành nguyên tắc pháp luật là mọi hành vi, mọi hợp đồng ký kết mà “lẩn tránh pháp luật” đều bị coi là bất hợp pháp.
Ở Anh – Mỹ, nếu các hợp đồng giữa các bên ký kết mà “lẩn tránh pháp luật” của các nước này, sẽ bị Tòa án hủy bỏ.
Ở Nga, Điều 48 BLDS Cộng hòa liên bang Nga quy định: “Các hợp đồng ký kết nhằm lẩn tránh pháp luật bị coi là vô hiệu”.
Điều 21 BLDS Bồ Đào Nha quy định: “Trong quá trình áp dụng quy phạm xung đột pháp luật, coi như không có giá trị pháp lý những hoàn cảnh pháp lý được thiết lập với mục đích tránh áp dụng pháp luật thông thường được chỉ định để điều chỉnh”.
Điểm b Điều 8 Luật Rumani ngày 22/9/1992 về quan hệ có yếu tố nước ngoài, “áp dụng pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ khi nó được chỉ dẫn do lẩn tránh pháp luật. Khi pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ, pháp luật Rumani được áp dụng”.
Tương tự, theo Điều 30 Bộ luật Tư pháp quốc tế Tuy-ni-di (1998), “lẩn tránh pháp luật được hình thành bởi thay đổi giả tạo bộ phận của quy phạm xung đột pháp luật liên quan đến hoàn cảnh pháp lý thực tiễn với mục đích tránh pháp luật Tuy-ni-di hoặc pháp luật nước ngoài được chỉ định điều chỉnh bởi quy phạm xung đột thông thường được áp dụng. Khi điều kiện của lẩn tránh pháp luật được thỏa mãn, sự thay đổi thành phần của quy phạm xung đột không được sử dụng”1.
Ở nước ta, hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế hầu như chưa có, nhưng trong các văn bản pháp luật đã ban hành từng có những quy định cấm các trường hợp lẩn tránh. Ví dụ: Theo Khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh về Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993, thì “Việc kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài và tuân theo pháp luật nước đó về nghi thức kết hôn thì được công nhận tại Việt Nam, trừ trường hợp việc kết hôn đó có ý định rõ ràng là để lẩn tránh các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn”. Phân tích quy định này chúng ta thấy, Nhà nước Việt Nam thừa nhận giá trị pháp lý của việc kết hôn tiến hành ở nước ngoài, nếu như việc kết hôn đó tiến hành đúng theo các quy định của pháp luật, không lẩn tránh pháp luật Việt Nam để hướng đến một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn. Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng đã thể hiện rõ quan điểm không chấp nhận hiện tượng lẩn tránh pháp luật.
Tuy nhiên, quy định này chỉ giới hạn ở lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước ngoài. Thêm vào đó, nó cũng chưa nói rõ hậu quả của việc “lẩn tránh” sẽ như thế nào và việc xử lý sẽ tiến hành theo pháp luật nước nào. Đến nay, điều khoản cũng không còn hiệu lực (Pháp lệnh này đã bị thay thế bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01/01/2001). Vì vậy, có thể kết luận đến thời điểm này, chúng ta chưa có một cơ sở pháp lý chung để xử lý hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong quan hệ có yếu tố nước ngoài.
5. Khắc phục hiện tượng lẩn tránh pháp luật trong tư pháp quốc tế ở Việt Nam
“Lẩn tránh pháp luật” là một hiện tượng không lành mạnh trong đời sống pháp lý quốc tế. Việc “lẩn tránh pháp luật” dẫn đến những quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài diễn ra một cách “bất thường”, hoạt động áp dụng pháp luật quốc tế sẽ không diễn ra theo đúng trật tự vốn có của nó, bởi đối tượng trong quan hệ cố gắng hướng đến một hệ thống pháp luật có lợi cho mình tất yếu sẽ ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của chủ thể khác mà lẽ ra, nó đã được bảo vệ nếu áp dụng hệ thống pháp luật được quy phạm xung đột dẫn chiếu tới. Lợi ích hợp pháp bị xâm phạm này đôi khi là lợi ích của quốc gia. Nếu “lẩn tránh pháp luật” không được ngăn chặn và có giải pháp xử lý đúng đắn thì mối quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại giữa các quốc gia có thể xảy ra những bất đồng, tổn thương. Đặc biệt là đối với Việt Nam, một nền kinh tế đang từng bước hội nhập vào hoạt động kinh tế chung của toàn cầu, cơ sở pháp lý cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hoàn thiện, nền kinh tế rất dễ bị tác động bởi những hiện tượng bất thường của đời sống pháp lý quốc tế, thì vấn đề này càng phải được quan tâm ngăn chặn. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa điều chỉnh hiện tượng “lẩn tránh pháp luật”, đặc biệt là trong những văn bản pháp luật có vị trí pháp lý cao điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như BLDS, Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS)… Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật để xử lý hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” là rất cần thiết.
Chúng tôi cho rằng, các quy định của pháp luật Việt Nam về “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế phải đảm bảo:
Thứ nhất, các quy định điều chỉnh hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” cần được nêu tập trung trong BLTTDS năm 2004. Việt Nam là một trong số các nước không ban hành đạo luật riêng về tư pháp quốc tế (trên thế giới có nhiều nước đã ban hành đạo luật về tư pháp quốc tế như Bỉ, Thụy Sĩ, Italia,…). Các quy định pháp luật về tư pháp quốc tế của Việt Nam được nêu rải rác trong nhiều văn bản pháp luật như Luật Hôn nhân và gia đình 2000, Luật Thương mại 2005, “Bộ luật dân sự 2015″… Tuy nhiên, những quy định liên quan đến tố tụng dân sự quốc tế (luật hình thức của tư pháp quốc tế) phần lớn tập trung tại BLTTDS. Những quy định này mang tính nguyên tắc chung, được áp dụng điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Như đã phân tích, pháp luật Việt Nam đã từng có quy định thể hiện quan điểm không chấp nhận việc “lẩn tránh pháp luật”. Tuy nhiên, đó chỉ là một quy định cá biệt trong một lĩnh vực cụ thể – quan hệ hôn nhân gia đình giữa người Việt Nam với người nước ngoài. Do đó, nó không thể trở thành một nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật Việt Nam để áp dụng đối với tất cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và cho đến thời điểm hiện tại, quy định này đã hết hiệu lực pháp luật. Trong khi đó, BLTTDS lại không có quy định nào điều chỉnh vấn đề này. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, để xử lý các trường hợp “lẩn tránh pháp luật” trong thực tiễn tư pháp quốc tế Việt Nam, cần quy định vấn đề trong BLTTDS, bởi lẽ:
– BLTTDS là đạo luật quan trọng nhất của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, chứa đựng những quy định mang tính chất nguyên tắc có hiệu lực áp dụng chung cho tất cả các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự, kể cả tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài, mà xử lý hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” không phải là luật nội dung của tư pháp quốc tế Việt Nam. Vì vậy, việc đưa các quy định xử lý “lẩn tránh pháp luật” vào BLTTDS sẽ đảm bảo hiệu lực pháp lý cao nhất của quy phạm pháp luật cũng như trao cho các quy định này hiệu lực chung để áp dụng trong thực tiễn đối với mọi loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
– Việc tập trung trong một đạo luật sẽ góp phần nâng cao tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Nếu vấn đề này được quy định trong nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý khác nhau sẽ dẫn đến tình trạng tản mát, chồng chéo, mâu thuẫn của hệ thống pháp luật. Tình trạng này đã xảy ra đối với pháp luật nội dung của tư pháp quốc tế Việt Nam (quy phạm pháp luật giải quyết xung đột pháp luật, ngoài BLDS còn được điều chỉnh trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau). Chính vì vậy, các quy định của luật hình thức cần rút kinh nghiệm tránh mắc phải khuyết điểm này. Hơn nữa, quy định về luật hình thức thường đòi hỏi tính đồng bộ, thống nhất cao mới có thể áp dụng trên thực tế.
Trên đây là Vấn đề lẩn tránh pháp luật trong tư pháp quốc tế mà Zluat muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- [HÒN ĐẤT] – Thủ tục ly hôn VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI không chia tài sản trọn gói 2024
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Chia sẻ đơn giản, tòa nhận đơn, viết vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, đơn giản 40,000 đồng.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Tiến Nông, Triệu Sơn, Thanh Hóa. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 70,000 đồng.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Nam Hà, Lâm Hà, Lâm Đồng. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá rẻ nhất 70,000 đồng.
- Luật sư ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) phân chia quyền nuôi con – tại Nà Ơt, Mai Sơn, Sơn La