Ví dụ về các loại vi phạm kỷ luật nhà nước.

Ví dụ về vi phạm kỷ luật 2023. Trong quá trình tham gia lao động, Người lao động phải tuân thủ các quy định của cơ quan, đơn vị mà mình làm việc. Mỗi nơi lại có những quy định khác nhau, vậy nếu người lao động không tuân thủ theo sẽ là vi phạm quy định, kỷ luật cơ quan đơn vị đó. Thế nào là những hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi. Vậy Ví dụ về các loại vi phạm kỷ luật nhà nước như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Pháp luật quy định như thế nào về kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc?

Ví dụ về các loại vi phạm kỷ luật nhà nước

1. Vi phạm kỷ luật là gì?

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức luôn có những quy định dành cho người lao động, có thể giống và khác nhau. Tuy nhiên người lao động khi tham gia làm việc tại các đơn vị, tổ chức này đều phải tuân thủ và thực hiện theo, nếu không chấp hành theo quy định tại nơi làm việc, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật.

Vi phạm kỷ luật dù không bị xử phạt nặng nề như vi phạm liên quan đến pháp luật nhưng một người vi phạm kỷ luật thì là người không có ý thức trong công việc, học tập; người không có trách nhiệm với bản thân; coi nhẹ những quy định của cơ quan tổ chức. Những điều này khiến họ không thể phát triển, bị mọi người đánh giá và các công ty cũng không tuyển dụng những nhân viên như vậy.

2. Những hành vi vi phạm kỷ luật

Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động.

Những hành vi vi phạm kỷ luật thì phải có lỗi của chủ thể vi phạm và hành vi đó là trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức.

Khi xét xử vi phạm kỷ luật phải tuân thủ theo nguyên tắc quy định theo luật lao động hiện hành như sau:

– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

– Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

– Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

– Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

– Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

+ Đang bị tạm giữ, tạm giam;

+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

+ Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

– Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

– Các hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải.

3. Lấy ví dụ về vi phạm kỷ luật

Ví dụ 1:  Công ty TNHH Tinh Anh quy định trong nội quy công ty về trang phục hình thức của người lao động là không được nhuộm tóc, giờ làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều.

Tuy nhiên chị A là nhân viên bán hàng của công ty lại nhuộm tóc màu xanh và thường xuyên đi làm lúc 9 giờ sáng. Dù nhiều lần được bên hành chính nhắc nhở nhưng vẫn không thay đổi. Công ty Tinh Anh đã tiến hành họp xét kỷ luật đối với chị A và ra quyết định sa thải chị A.

Hành vi này của chị A là hành vi có lỗi và trái với quy định công ty. Vì thế đây là vi phạm kỷ luật.

Ví dụ 2:  Sinh viên sử dụng tài liệu để quay cóp, làm bài thi khi đề thi không cho phép.

Sinh viên G đã có hành vi mang phao vào trong giờ thi và tranh thủ lúc giáo viên coi thi không để ý đã thực hiện chép bài thi theo nội dung trong phao. Khi giáo viên coi thi phát hiện và tịch thu phao, tịch thu bài thi của G. G đã không có bài thi của môn thi hôm đó và trượt môn. Hành vi này là không được phép trong thi cử bởi vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học của sinh viên nên trong tất cả các kì thi đều bị nghiêm cấm.

Ví dụ 3: Học sinh đánh nhau trong trường học, quy định trường học không cho phép học sinh đánh nhau.

Học sinh B đã có hành vi đánh bạn C vì lý do bạn C không làm giúp B công việc trực nhật khiến B bị cô giáo đánh giá hạnh kiểm và nhắc nhở. B tức giận nên đã đánh bạn C trong lúc bạn C đang chuẩn bị tan học và về nhà. Hành vi của B đã được các bạn trong lớp chứng kiến. Cô giáo mời hai bạn lên phòng để hỏi lý do. Khi biết được lý do của B là hoàn toàn sai nên cô giáo đã thông báo lên trường và thực hiện kỷ luật B trực nhật 1 tuần.

Ví dụ 4: Vi phạm kỷ luật về vật tư trong làm việc.

Công ty TNHH Hoa Mai có quy định nhân viên trong công ty phải bảo quản những đồ vật mà công ty giao cho, không sử dụng vì mục đích riêng tư. Nhân viên D khi vào công ty làm việc đã được giao một máy tính và một điện thoại để liên lạc. Tuy nhiên trong thời gian làm việc thì anh D đã mang chiếc điện thoại về nhà để sử dụng và hơn nữa là đã mang chiếc điện thoại đó cho bạn mượn. Khi bạn anh D mượn đã làm mất chiếc điện thoại đó. Khi công ty phát hiện thì D đã nói ra sự thật. Công ty kỷ luật yêu cầu anh D phải bồi thường chi phí chiếc điện thoại đó cho công ty.

4. Ví dụ về vi phạm kỷ luật nhà nước

Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức nhà nước luôn có bộ nội quy, quy định riêng dành cho công chức, cán bộ nhà nước, không tuân thủ theo là hành vi vi phạm kỷ luật.

Ví dụ như công chức nhà nước đi làm muộn hơn giờ quy định, có hành vi uống rượu trong giờ làm việc hành chính.

Ngoài ra việc ban hành các văn bản, quy định trái với thẩm quyền được giao cũng là vi phạm kỷ luật nhà nước.

Dù mỗi cơ quan nhà nước sẽ có những quy định riêng biệt nhưng tựu chung vẫn có những điểm tương đồng, các ví dụ trên sẽ được dùng chung cho tất cả các trường hợp.

Trên đây là các thông tin về Ví dụ vi phạm kỷ luật nhà nước mà Zluat cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Zluat của chúng tôi. Công ty Zluat luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *