Trong vụ án dân sự, vụ việc dân sự thì không phải vụ án, vụ việc dân sự nào cũng đêm ra xét xử mà còn tùy thuộc vào điều kiện và tình tiết vụ án, vụ việc mà tòa án quyết định thực hiện các thủ tục hòa giải đê vừa có lợi cho hai bên đương sự, đồng thời có lợi cho Tòa án tránh những thủ tục phiền hà rắc rối không đáng có. Bên cạnh những vụ án, vụ việc được hòa giải trong tố tụng dân sự thì pháp luật Tố tụng dân sự cũng quy định những vụ án, vụ việc không được hòa giải trong tố tụng dân sự. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Vụ Án Dân Sự Không Tiến Hành Hòa Giải Được
1. Hòa giải là gì?
Hòa giải dưới góc độ pháp lý được biết đến là một trong những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng Dân sự. Theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự thì Tòa án có trách nhiệm hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án. Ngoài ra thì việc Tòa án tiến hành hòa giải được biết đến là việc Tòa án để cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 hoặc theo thủ tục rút gọn của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
2. Quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự
Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự như sau: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.” Có thể hiểu, hòa giải là thủ tục bắt buộc Tòa án cần phải tiến hành thực hiện.
Việc tiến hành hòa giải của Tòa án phải tuân theo quy định của pháp luật và đáp ứng được các nguyên tắc hòa giải quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Cụ thể như sau:
– Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
– Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
- Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Những vụ án dân sự không được tiến hành hòa giải
Tòa án có trách nhiệm hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau. Đây được xem là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự và việc hòa giải đem lại nhiều lợi ích cho cả đương sự và tòa án. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định các trường hợp không thực hiện thủ tục hòa giải hoặc không hòa giải được trong tố tụng dân sự. Cụ thể như sau:
Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những vụ án dân sự không được hòa giải. Bao gồm:
- Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
- Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được. Bao gồm:
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
4. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được thì giải quyết thế nào?
Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được sẽ giải quyết theo tinh thần Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Điều luật này đã nêu rõ:
- Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
- Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.
Như vậy, đối với những vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định nêu trên thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của chúng tôi liên quan đến những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Trọn gói ly hôn Thuận tình trọn gói tại Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Phường 04, Quận Tân Bình, TP.HCM. Kinh nghiệm đơn giản, tòa nhận đơn, điền vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, đơn giản 40,000 đồng.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận thoả thuận quyền nuôi con trọn gói tại Tả Lủng, Mèo Vạc, Hà Giang
- Dịch vụ ly hôn Thuận tình trọn gói tại Cẩm Sơn, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
- Trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con nhanh tại Phước Thắng, Tuy Phước, Bình Định