Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Vậy Xây dựng quy chế dân chủ tại cơ sở trong Công ty Hợp Danh là gì? Hãy cùng Zluat tìm hiểu bài viết dưới đây.
Thực hiện dân chủ cơ sở là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở
Cụ thể tại Điều 4 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như sau:
– Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.
– Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.
– Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được dựa trên các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, cụ thể như sau:
– Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
– Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Công dân có các quyền được quy định tại Điều 5 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022 trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
– Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.
– Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
– Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Cụ thể tại Điều 6 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như sau:
– Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
– Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Theo Điều 9 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, khi thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân bị nghiêm cấm các hành vi sau đây:
– Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(Phát triển và luật hóa dựa trên cơ sở Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007)
– Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(Luật hóa dựa trên cơ sở Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007)
– Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức.
– Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.
Xây dựng quy chế dân chủ tại cơ sở trong Công ty Hợp Danh
- Trách nhiệm xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của công ty hợp danh
- Công ty hợp danh có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Trừ trường hợp công ty hợp danh sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Rủi ro pháp lý khi công ty hợp danh không ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
– Bị xử phạt vi phạm hành chí từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi công ty hợp danh có một trong các hành vi sau đây:
+ Hành vi “Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật”
+ Hành vi “Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật”
– Công ty hợp danh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện được các công việc phải đối thoại tại nơi làm việc sau đây, do không có Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để làm căn cứ đối thoại:
+ Ban hành Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc; Thang lương, bảng lương, định mức lao động; Quy chế thưởng; Nội quy lao động.
+ Cho thôi việc đối với người lao động khi công ty hợp danh thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; Xây dựng phương án sử dụng lao động khi công ty hợp danh thay đổi cơ cấu, công nghệ; hợp nhất, sáp nhập; cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản của công ty hợp danh mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động.
+ Tạm đình chỉnh công việc của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động.
- Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
Dưới đây là các nội dung Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải quy định. Công ty hợp danh có thể quy định mỗi nội dung dưới đây thành một Điều khoản trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của công ty hợp danh.
- Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc
– Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
– Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, công ty hợp danh và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
– Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
– Công ty hợp danh có thể bổ sung các nguyên tắc khác phù hợp với thực tế hoạt động, văn hóa doanh nghiệp của công ty hợp danh.
- Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
– Bên công ty hợp danh: ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh.
– Bên phía người lao động:
+ Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
Ít nhất 03 người, nếu công ty hợp danh sử dụng dưới 50 người lao động.
Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu công ty hợp danh sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động.
Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu công ty hợp danh sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động.
Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu công ty hợp danh sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động.
Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu công ty hợp danh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động.
Ít nhất 24 người, nếu công ty hợp danh sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
+ Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động nêu trên, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của công ty hợp danh.
– Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của hai bên được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc. Trong khoản thời gian giữa 02 kỳ xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì công ty hợp danh hoặc từng tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.
- Số lần, thời gian tổ chức đối thoại định kỳ hằng năm
- Cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc
– Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc: tuân thủ quy định tại Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
– Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên: tuân thủ quy định tại Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
– Tổ chức đối thoại khi có vụ việc: tuân thủ quy định tại Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Trách nhiệm của các bên khi tham gia đối thoại
- Việc áp dụng quy định tại Điều 176 của Bộ luật Lao động 2019 đối với các thành viên đại diện tham gia đối thoại bên người lao động mà không phải là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Hình thức công khai các nội dung công ty hợp danh phải công khai
– Đối với các nội dung công ty hợp danh phải công khai mà pháp luật có quy định cụ thể hình thức công khi thi công ty hợp danh thực hiện theo quy định đó.
– Đối với các nội dung khác, công ty hợp danh lựa chọn một trong các hình thức công khai sau đây và ghi vào Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:
+ Niêm yết công khai tại nơi làm việc.
+ Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động.
+ Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động.
+ Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ.
+ Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
- Hình thức người lao động được tham gia ý kiến
– Đối với trường hợp người lao động được tham gia ý kiến và pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó.
– Đối với những hợp khác, công ty hợp danh nên quy định hình thức người lao động tham gia ý kiến.
- Hội nghị người lao động
– Hội nghị người lao động do công ty hợp danh phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
– Quy chế dân chủ cần quy định rõ hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động.
- Nội dung khác (nếu có)
Lưu ý: Công ty hợp danh có thể tham khảo theo Hướng dẫn 41/HD-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khi xây dựng Quy chế Dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.tham khảo.
III. Thủ tục ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- Công ty hợp danh xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, đảm bảo các nội dung nêu tại mục II.
- Công ty hợp danh tiến hành tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành.
Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà công ty hợp danh không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
- Công ty hợp danh phổ biến công khai quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tới người lao động.
Trên đây, Zluat đã giúp bạn tìm hiểu về Xây dựng quy chế dân chủ tại cơ sở trong Công ty Hợp Danh. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Zluat để được giải đáp nhé.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình Không chia tài sản nhanh tại Tầm Vu, Châu Thành, Long An
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Phường 4, Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu, chỉ từ 60.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Trịnh Văn Long.
- Luật sư ly hôn có yếu tố nước ngoài phân chia quyền nuôi con nhanh tại Đại Chánh, Đại Lộc, Quảng Nam
- Trọn gói ly hôn Đơn phương tranh chấp khoản nợ nhanh tại Sinh Long, Na Hang, Tuyên Quang
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Thạnh Phú, Cầu Kè, Trà Vinh. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 90,000 đồng.