Xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu đường cát qua biên giới.

Hiện nay, hành vi buôn lậu đường cát qua biên giới diễn ra rất phổ biến tại Việt Nam và được dành được nhiều sự quan tâm của dư luận. Đó là một hành vi vi phạm pháp luật và pháp luật sẽ có chế tài xử phạt cho hành vi này. Sau đây hãy cùng Zluat tìm hiểu vấn đề: “Xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu đường cát qua biên giới” thông qua bài viết dưới đây nhé. Mời các bạn tham khảo.

Buôn lậu đường cát qua biên giới có dấu hiệu “nóng” trở lại
Xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu đường cát qua biên giới

1. Buôn lậu là gì?

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.

2. Cấu thành tội buôn lậu

Theo quy định nêu trên có thể xác định các yếu tố cấu thành tội danh buôn lậu như sau:

Khách thể: Hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện các hành vi với lỗi cố ý.
Chủ thể: Chủ thể của tội là bất kỳ người nào có đủ năng lực hành vi, và bao gồm cả pháp nhân thương mại.

Mặt khách quan:

+ Về hành vi. Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý

Cụm từ “trái pháp luật” trong phần mô tả được hiểu trong một số trường hợp sau:

+ Mua hoặc bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép xuất, nhập khẩu và các quy định khác của Nhà nước về hải quan (ví dụ: Giấy phép nhập khẩu là máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất nông nghiệp nhưng thực tế lại mua bán máy móc sử dụng cho tiêu dùng như tủ lạn, xe gắn máy, ti vi…)

+ Trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu đúng giấy phép nhưng khai không đúng số lượng;

+ Thủ đoạn được thể hiện qua việc khai báo gian dối (nhiều hay ít, mặt hàng này lại khai là mặt hàng khác..), giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng, tiền… hoặc đi vòng tránh khỏi khu vực cửa khẩu để trôn tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.

Thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm đưa hàng, tiền qua biên giới một cách trái phép vào Việt Nam.

+ Về giá trị hàng phạm pháp làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với hàng hoá, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý phải có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Trường hợp dưới một trăm triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc một trong các hành vi sau: vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả; sản xuất, buốn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giông cây trồng, kinh doanh trái phép; đầu cơ; trôn thuế hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều sau đây của Bộ luật Hình sự: Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh …

3. Thực tình trạng buôn lậu đường cát qua biên giới

Qua một số vụ việc buôn lậu đường cát qua biên giới có thể thấy, đường lậu chủ yếu tập trung ở những tỉnh có đường biên và khi vào Việt Nam, đường lậu được phối với đường trong nước hoặc đổi bao bì, nhãn mác nhằm biến thành đường nội địa.

Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu đường là lợi dụng sơ hở của lực lượng chức năng khi tuần tra, kiểm soát, thuê một số cư dân địa phương mang, vác hàng hóa qua biên giới, sau đó nhanh chóng tập kết đưa lên xe ô-tô vận chuyển vào nội địa tiêu thụ. Quá trình vận chuyển, đối tượng thuê người canh đường, cảnh giới rất chặt chẽ. Người dân khu vực biên giới còn hạn chế về trình độ và nhận thức, đời sống khó khăn, cơ hội việc làm ít, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp truyền thống không cao, từ đó dễ dàng bị lôi kéo, lợi dụng để tham gia, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.

Tình trạng buôn lậu đường không chỉ vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách của nhà nước mà còn khiến cho đường sản xuất trong nước khó tiêu thụ, lượng tồn kho, chi phí tài chính tăng đến mức doanh nghiệp phải bán dưới giá thành. Cho đến nay, vụ mía đã kết thúc nhưng rất nhiều nhà máy đang tồn kho, đường không thể bán được và còn đang thiếu nợ tiền mía nguyên liệu của nông dân.

Về nguồn gốc và quy mô đường nhập lậu, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, bên cạnh những vụ buôn lậu số lượng lớn của các doanh nghiệp mà lực lượng chức năng đã phát hiện thì các đối tượng thường chia nhỏ khối lượng, đóng bao đường nhập lậu giả mạo là đường Việt Nam từ bên kia biên giới rồi sử dụng giấy tờ hợp pháp tuồn sâu vào thị trường trong nước; xóa hết các thông tin trên bao bì đựng đường để cơ quan chức năng không xác định được nguồn gốc xuất xứ.

4. Xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu đường cát qua biên giới

Trước thực trạng này, lực lượng chức năng đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu đường. Theo Trung tá Nguyễn Văn Hội, Đồn trưởng Biên phòng Sông Trăng (huyện Tân Hưng, Long An) cho biết, UBND các cấp, bộ đội biên phòng, hải quan, công an, quản lý thị trường sẽ phối hợp, thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; tập trung vào các biện pháp mang tính đặc thù như nghiệp vụ, kinh tế, khoa học-kỹ thuật…

Phát động phong trào quần chúng tham gia tố giác tội phạm, cam kết không bao che, tiếp tay cho các đối tượng vận chuyển đường, thuốc lá ngoại nhập lậu. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác quốc tế giữa Bộ đội Biên phòng Việt Nam với lực lượng bảo vệ biên giới các nước trong việc phòng, chống buôn lậu đường và thuốc lá qua biên giới.

Mới đây Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng đường cát.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố làm rõ những thông tin phản ánh của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đấu tranh triệt phá các đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường cát qua biên giới để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường tuần tra, kiểm soát khu vực biên giới cửa khẩu, thị trường nội địa để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng này.

5. Tội buôn lậu bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Để trả lời câu hỏi tội buôn lậu bị xử phạt bao nhiêu năm tù ta căn cứ vào Điều 188, BLHS 2015 với các khung hình phạt sau:

Khung hình phạt 1 tội buôn lậu

Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa; hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này;

b) Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

Khung hình phạt 2 tội buôn lậu

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt 3 tội buôn lậu

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Khung hình phạt 4 tội buôn lậu

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hình phạt với pháp nhân

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam; ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này; thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng; hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này; thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là bài viết về Xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu đường cát qua biên giới mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với Zluat theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. Zluat đồng hành pháp lý cùng bạn.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *