Xử lý trường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực.

Nhãn hiệu đóng vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp định vị sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng cũng như tạo sự khác biệt trên thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, nhãn hiệu rất dễ bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật, dễ tác động đến kết quả kinh doanh. Vậy trường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực thì xử lý như thế nào?

Xử Lý Trường Hợp đăng Ký Nhãn Hiệu Không Trung Thực

Xử lý trường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực

1. Thế nào là nhãn hiệu?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về khái niệm nhãn hiệu cụ thể như sau:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Theo đó, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Một vài loại nhãn hiệu cụ thể được quy định như sau:

– Nhãn hiệu tập thể: nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

– Nhãn hiệu chứng nhận: nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Nhãn hiệu nổi tiếng: nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Những trường hợp bị xem là đăng ký nhãn hiệu không trung thực

Không sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký được xem là một trong những trường hợp cần lưu ý. Chỉ tính riêng nhãn hiệu đã đăng ký không được sử dụng trong kinh doanh thì chưa đủ để xác định đây là trường hợp không trung thực hay không. Tuy nhiên căn cứ “không sử dụng” vẫn được đặt ra để xác định đơn đăng ký có thuộc những trường hợp vi phạm hay không. Việc có hay không có động cơ thiếu trung thực tại thời điểm nộp đơn một phần sẽ dựa vào vấn đề này. Khi nhãn hiệu được nộp đơn bởi một chủ thể nào đó mà không sử dụng thực tế cho hoạt động thương mại thì rất có thể việc nộp đơn là có động cơ không trung thực.

Một trong những biểu hiện khác của động cơ là xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Xác định phạm vi là công đoạn đăng ký những danh mục hàng hóa, dịch vụ. Không trung thực trong giai đoạn này là đăng ký thừa những danh mục sản phẩm. Tức về thực tế cũng như về chiến lược kinh doanh lâu dài, doanh nghiệp chưa sản xuất hoặc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đăng ký.

Ngoài ra còn có một số trường hợp bị đánh giá là thuộc những hành vi không trung thực thực. Vì hàm ý của của khái niệm này khá rộng lớn. Vì thế đơn đăng ký nhãn hiệu rất dễ dàng bị tồn tại những dấu hiệu này. Nếu chứa đựng những hành vi như thế ngoài việc văn bằng bị vô hiệu hóa. Chủ đơn cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cũng như bị áp dụng những hình thức xử phạt đúng quy định.

3. Xử lý trường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực

Trong trường hợp phát hiện hành vi đăng ký nhãn hiệu không trung thực Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sễ hủy bỏ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp đã cấp Giấy chứng chận.

4. Rủi ro khi không đăng ký nhãn hiệu

Mất quyền đăng ký nhãn hiệu: Căn cứ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại khoản 14 Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể mất quyền đăng ký nhãn hiệu của mình do người khác đăng ký trước theo nguyên tắc trên.

Khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu: Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ sẽ gặp khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.

Nguy cơ bị xử phạt hành chính và bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép: Theo điểm c, khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cũng theo khoản 1, Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền và hình thức xử lý gồm (1) khởi kiện tại tòa án nhân dân (2) xử phạt vi phạm hành chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư