Xử lý vật chứng vụ án hình sự là tài sản thế chấp.

Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được người dân sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên trong trường hợp xử lý vật chứng vụ án hình sự là tài sản thế chấp thì pháp luật quy định xử lý như nào ? Mời bạn tham khảo bài viết: Xử lý vật chứng vụ án hình sự là tài sản thế chấp để biết thêm chi tiết.

3

Xử lý vật chứng vụ án hình sự là tài sản thế chấp

1. Tài sản thế chấp là gì

Thế chấp là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự truyền thống của pháp luật dân sự việt Nam. Điều 317, Bộ luật dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:

“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Tài sản thế chấp là đối tượng của hợp đồng thế chấp, là bất kỳ loại tài sản nào trừ trường hợp pháp luật cấm hoặc các bên không lựa chọn là tài sản dùng để thế chấp, tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu của bên thế chấp và tài sản thế chấp không được chuyển giao cho bên nhận thế chấp. Quy định chi tiết về tài sản thế chấp tại Điều 318, Bộ luật dân sự 2015:

“1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.”

2. Vật chứng là gì

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Xử lý vật chứng là xem xét, giải quyết vật chứng đã thu thập được.

3. Xử lý vật chứng vụ án hình sự là tài sản thế chấp

1. Phương thức xử lý vật chứng

Căn cứ Điều 106, Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về xử lý vật chứng:

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Như vậy, khi thu được vật chứng là tài sản nói chung, tuỳ vào từng giai đoạn cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ xử lý vật chứng theo nguyên tắc chung là tịch thu nộp ngân sách nhà nước, tịch thu tiêu huỷ, trả lại cho chủ sở hữu/người quản lý hợp pháp, bán hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp vật chứng thu được là tài sản thế chấp thì hiện nay pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể về phương án xử lý.

Khi vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội (Ví dụ như xe máy, máy tính, điện thoại…) thì vật chứng sẽ được tịch thu sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015 và điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Trong thực tiễn xét xử, có những trường hợp bị cáo có hành vi dùng tài sản đã thế chấp hợp pháp làm phương tiện phạm tội mà bên nhận thế chấp không có lỗi trong việc để cho bị cáo sử dụng tài sản đó vào việc thực hiện tội phạm tức vật chứng này là tài sản bảo đảm của hợp đồng thế chấp thì việc xử lý vật chứng trong trường hợp phải thực hiện thế nào cho đúng?

2. Xử lý vật chứng vụ là tài sản thế chấp

Theo nguyên tắc thế chấp tài sản, bên thế chấp không cần giao tài sản cho bên nhận thế chấp giữ, nếu không có thoả thuận khác thì bên thế chấp vẫn sử dụng tài sản bảo đảm bình thường, có thể thu các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc sử dụng tài sản đã dùng để thế chấp.

Tiếp đó, tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định tùy việc xác định là công cụ, phương tiện, là tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có, không có giá trị hoặc không sử dụng hay không phải là vật chứng mà cơ quan Nhà nước có cách xử lý khác nhau.

Đối với vật chứng là tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán, việc xử lý tài sản này được thực hiện theo khoản 5 mục I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP Hướng dẫn 1 số vấn đề về bảo quan và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều ra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Theo đó:
+ Đối với vật chứng là tài sản được cầm cố, thế chấp hợp pháp cho một hoặc nhiều bên mà hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản vẫn còn thời hạn, thì tuỳ trường hợp cụ thể, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho một hoặc nhiều bên đang giữ tài sản cầm cố, thế chấp (người có tài sản cầm cố, thế chấp, người nhận cầm cố, thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố, thế chấp) tiếp tục khai thác, sử dụng tài sản đó.

+ Trong trường hợp hợp đồng thế chấp, cầm cố hợp pháp đã hết thời hạn mà bên thế chấp, cầm cố tài sản không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, tài sản thế chấp, cầm cố được giao cho bên nhận thế chấp, nhận cầm cố khai thác, sử dụng hoặc xử lý để thu hồi vốn và lãi sau khi đã lập đầy đủ hồ sơ bảo đảm giá trị chứng minh của tài sản là vật chứng.

+ Trong trường hợp hợp đồng thế chấp, cầm cố không hợp pháp, thì trong thời gian chưa có tuyên bố hợp đồng đó bị vô hiệu của Toà án, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án tạm giao tài sản thế chấp, cầm cố cho bên đang giữ tài sản thế chấp tiếp tục khai thác, sử dụng. Trong trường hợp người đang giữ tài sản là bên có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bên nhận cầm cố, nhận thế chấp không có điều kiện khai thác, sử dụng, nhưng họ tìm được đối tác để khai thác, sử dụng, thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho đối tác đó khai thác, sử dụng tài sản sau khi có thoả thuận bằng văn bản giữa người có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc người nhận cầm cố, nhận thế chấp và đối tác nhận khai thác, sử dụng tài sản.

+ Trong trường hợp tài sản là vật chứng được dùng để cầm cố, thế chấp cho nhiều bên, trong đó có bên hợp pháp và có bên không hợp pháp, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án chỉ cho phép bên có tài sản cầm cố, thế chấp, bên nhận cầm cố, thế chấp hợp pháp hoặc người thứ ba đang giữ tài sản của họ nhận khai thác, sử dụng theo quy định tại điểm 5 (a) Thông tư này. Trong trường hợp này, tài sản được giao để bảo quản, sử dụng, khai thác không được xử lý để thu hồi vốn trước khi kết thúc vụ án.

Ngoài ra, trong lĩnh vực hình sự, Điều 14, Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định

“Điều 14. Hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự

Sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo đề nghị của bên nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.”

Như vậy có các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên đã nhận tài sản thế chấp trong trường hợp này. Khi phát hiện sự việc, căn cứ thực tế hồ sơ vay, thế chấp của khách hàng, phía nhận thế chấp cần cung cấp hồ sơ, có các đơn từ, liên hệ làm việc  với cơ quan điều tra để bảo vệ quyền lợi của mình.

Hiện nay, tuy việc xử lý vật chứng là tài sản thế chấp có thể sử dụng Thông tư liên tịch số 06/1998, làm cơ sở hướng dẫn xử lý vật chứng là tài sản thế chấp trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, do chưa có văn bản chính thức hướng dẫn cụ thể, chi tiết về vấn đề xử lý vật chứng là tài sản thế chấp nên trên thực tế, việc áp dụng luật trong xử lý vật chứng gặp những vướng mắc nhất định.Thậm chí dẫn đến tranh chấp lại ích giữa tòa án và bên nhận thế chấp.

Trên đây là một số thông tin về Xử lý vật chứng vụ án hình sự là tài sản thế chấp – Cập nhật năm 2023 – Công ty Zluat, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với Zluat theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. Zluat đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *