Zluat | Ly hôn nhưng chưa lấy quyết định của tòa đã được coi là ly hôn chưa?.

Dich-vu-dang-ky-ket-hon-cho-nguoi-nuoc-ngoai.png

1. Ly hôn nhưng chưa lấy quyết định của tòa đã được coi là ly hôn chưa?

Thời điểm có hiệu lực của việc ly hôn là thời điểm có hiệu lực của bản án hoặc quyết định cho ly hôn. Bản án hoặc quyết định cho ly hôn có tác dụng thiết lập một tình trạng pháp lý mới không tồn tại trước đó cũng như thiết lập các quyền mới của bên này hoặc bên kia trong quan hệ hôn nhân trước đó. Tức là sau khi quyết định cho ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, bạn và chồng bạn sẽ không còn là vợ chồng hợp pháp của nhau nữa, Hai bạn không bị ràng buộc bởi những quy định của luật Hôn nhân và gia đình, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng được chấm dứt hoàn toàn, quan hệ hôn nhân trước đó của 2 người coi như không còn tồn tại.

Trường hợp đây là vụ tranh chấp về ly hôn (Ly hôn đơn phương).

Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

Điều 273. Thời hạn kháng cáo

1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.

3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.”

Theo quy định trên, khi hết thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đối với trường hợp của bạn, hai bạn đã ly hôn cách đây 2 năm, như vậy quyết định cho ly hôn của 2 bạn đã có hiệu lực pháp luật, do đó 2 bạn không còn là vợ chồng của nhau nữa. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản pháp luật liên quan, việc 2 bạn quay lại chung sống với nhau như vợ chồng không phải là hành vi trái pháp luật, không bị xử phạt hành chính cũng như trách nhiệm hình sự, tuy nhiên quan hệ vợ chồng này lại không được pháp luật thừa nhận. Đối với trường hợp này, hai bạn nên đăng ký kết hôn với nhau để quan hệ vợ chồng của 2 bạn được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, chẳng hạn như việc chia thừa kế hay các tranh chấp về tài sản có thể phát sinh sau này.

Trường hợp hai vợ chồng bạn thuận tình ly hôn

Điều 371 BLTTDS 2015 quy định về kháng cáo kháng nghị giải quyết việc dân sự:

Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Tòa án trên một cấp trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 7 Điều 27, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 của Bộ luật này.

Dẫn chiếu tới khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

3. Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

6. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

7. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, vợ chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn thì tại thời điểm Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì quyết định này ngay lập tức có hiệu lực pháp luật, Nếu trong vòng 15 ngày kể từ ngày có quyết định này mà các bên không thay đổi ý kiến thì quyết định có hiệu lực ngay. Các bên không được quyền kháng cáo. Như vậy, trên pháp luật, hai bạn không còn là vợ chồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang