Có được xét xử lưu động các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi không?.

Có được xét xử lưu động các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi không? Hãy cùng Zluat tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Có được xét xử lưu động các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi không?

Xét xử lưu động là gì?

Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định cụ thể thế nào là xét xử lưu động mà chỉ quy định về việc xét xử công khai hoặc xét xử kín. Tuy nhiên, có thể hiểu là việc xét xử công khai được tổ chức ngoài trụ sở tòa án trong trường hợp cụ thể do Tòa án quyết định. Thông thường, việc xét xử lưu động sẽ thực hiện tại khu vực đất rộng rãi hoặc tại nơi thực hung thủ thực hiện hành vi phạm tội.

Có được xét xử lưu động các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi không?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC, quy định về việc xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi như sau:

Điều 7. Xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi

1. Khi xét xử vụ án hình sự quy định tại Điều 5 của Thông tư này, Tòa án phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án;

b) Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng);

c) Việc tổ chức phiên tòa và bảo vệ phiên tòa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa;

d) Đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì Tòa án phải xét xử kín; đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theo quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

đ) Không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.

2. Khi xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi quy định tại Điều 4 của Thông tư này, Tòa án phải thực hiện theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này.”

Như vậy, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC, đối với vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thì không được xét xử lưu động.

Cơ quan nào có thẩm quyền xét xử vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC, quy định về thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của Tòa gia đình và người chưa thành niên như sau:

“Điều 3. Thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của Tòa gia đình và người chưa thành niên

Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự sau đây:

1. Vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi.

2. Vụ án hình sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác.”Như vậy, đối với vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thì cơ quan có thẩm quyền xét xử là Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Có được xét xử lưu động các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi không? Zluat xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Zluat để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang