Xử phạt vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động
Hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được quản lý chặt chẽ để ổn định trật tự xã hội, tránh ảnh hưởng lợi ích chính đáng của chủ thể liên quan. Vậy hành vi vi phạm sẽ xử lý như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vi phạm về hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động qua những hành vi đầu tiên của Điều 63 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Mức xử phạt
Quy định tại Điều 63 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 Hành vi vi phạm thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
“Điều 63. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trước khi khách hàng tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
b) Không cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động để gửi đề nghị giao kết hợp đồng;
c) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử hoặc website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác mà không công bố thông tin minh bạch, đầy đủ về quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định;
d) Thiết lập chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động nhưng quy trình giao kết hợp đồng không tuân thủ quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng đường dẫn để cung cấp thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động có gắn đường dẫn này;
b) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động nhằm buộc khách hàng lưu lại website hoặc cài đặt ứng dụng di động trái với ý muốn của mình.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin sai lệch về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
b) Cung cấp thông tin, kinh doanh hoặc buôn bán hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh trên môi trường internet;
c) Không cho phép khách hàng lưu trữ thông tin xác nhận nội dung giao dịch sau khi tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
d) Triển khai chức năng thanh toán trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động nhưng không có cơ chế để khách hàng rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi sử dụng chức năng này để thực hiện việc thanh toán;
đ) Không thực hiện lưu trữ dữ liệu về các giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ thống của mình theo thời hạn quy định;
e) Không thực hiện đúng theo các điều khoản của hợp đồng đã giao kết hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đã giao kết sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động theo quy định;
g) Không cung cấp thông tin, báo cáo số liệu thống kê về tình hình cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.”
Khái niệm
Website thương mại điện tử
Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2013: Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Ứng dụng di dộng
Theo quy định của Thông tư 59/2015:
Ứng dụng di động là ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm ứng dụng bán hàng và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Các hành vi tại phần mức xử phạt nêu trên
Các hành vi tại phần mức xử phạt nêu trên đã vi phạm Khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử.
Ví dụ: thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử là hành vi gian dối để làm khách hàng tin tưởng nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật.
Lừa đảo là thuật ngữ khoa học pháp lý xuất hiện từ nhiều thế kỷ qua và được mọi người sử dụng rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc làm cho người khác do hiểu sai sự thật mà tin tưởng ủng hộ mình.
Theo đó, lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử là nhằm mục đích làm khách hàng tin tưởng để từ đó bán được sản phẩm.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Hành vi thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 8 Điều 63 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020.
Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 phần mức xử phạt nêu trên.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Quy định vào Điều 4,5 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ nhất, về hình thức xử phạt
Có 02 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thứ hai, về mức phạt tiền
+ Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
+ Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.
Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Do mức phạt trên 500.000 đồng sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:
Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.
Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm quy định ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Quy định vào Điều 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là:
Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
– Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo;.
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng.
– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
-Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt 10.000.000 đồng.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
– Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng.
– Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng.
– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ công an nhân dân có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng.
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 20.000.000 đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng.
– Cục trưởng các cục có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
– Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
– Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
– Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng.
– Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên
– Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
– Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 1.000.000 đồng.
– Chánh Thanh tra sở, Chi cục trưởng các cục, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 100.000.000 đồng
– Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng và Cục trưởng các Cục và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với cá nhân và 140.000.000 đồng đến 280.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.
Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn xử phạt vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com