Bị bệnh tâm thần gây thương tích cho người khác có vi phạm pháp luật?.

(Zluat) – Bị bệnh tâm thần gây thương tích cho người khác có vi phạm pháp luật? Bạn đọc L.G.H hỏi.

Ảnh minh họa.

Trả lời về vấn đề trên, người tâm thần được hiểu là những người có tâm lý hoặc hành vi cá biệt được cho là gây ra đau khổ, mất khả năng cư xử cũng như phát triển bình thường.

Để khẳng định một người bị tâm thần hay không thì căn cứ Điều 22, Bộ luật Dân sự 2015, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (bị tâm thần) khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Hình phạt đối với tội “Cố ý gây thương tích” được quy định chi tiết tại Điều 134, Bộ luật Hình sự 2015. Mặt khác, Điều 21, Bộ luật Hình sự 2015 quy định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, khi họ thực hiện hành vi phạm tội, VKS hoặc Tòa án sẽ căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng bị tâm thần thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, tùy vào thời điểm nào người phạm tội bị tâm thần thì sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Điều 586, Bộ luật Dân sự 2015 thì khi bị người tâm thần “đánh” gây thương tích gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.

Nếu người giám hộ cho người bị tâm thần không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;

Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

VŨ QUÝ

Từ chối yêu cầu nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt?

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư