Đại biểu quốc hội và những điều cần biết năm 2023.

Đại biểu quốc hội và những điều cần biết năm 2023

Đại biểu Quốc hội Việt Nam là thành viên của Quốc hội Việt Nam, được cử tri Việt Nam trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu theo khu vực bầu cử, là người đại diện và chịu trách nhiệm trước cử tri và nhân dân bầu ra mình. Đại biểu cũng chịu trách nhiệm trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.

Đại biểu quốc hội và những điều cần biết năm 2023

Đại biểu Quốc hội là gì?

Theo khoản 1 Điều 21 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi 2020), đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

Khi đó, đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

Số lượng và nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội

* Số lượng của đại biểu Quốc hội

– Tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.

– Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là bốn mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.

(Theo Điều 23 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi 2020))

* Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội

– Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

– Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.

(Theo Điều 25 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi 2020))

Các quyền của đại biểu Quốc hội

Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi 2020), đại biểu Quốc hội có các quyền sau đây:

– Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh (Điều 29)

– Quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội (Điều 30)

– Quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu (Điều 31)

– Quyền chất vấn (Điều 32)

– Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội (Điều 33)

–  Quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật (Điều 34)

– Quyền yêu cầu cung cấp thông tin (Điều 35)

– Quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân (Điều 36)

– Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội (Điều 37)

 Tiêu chuẩn để trở thành đại biểu Quốc hội

Để trở thành một đại biểu Quốc hội đại diện cho nhân dân, thì người đó phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi 2020), cụ thể như sau:

– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam

– Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

– Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với cử tri

Chính vì đại biểu Quốc hội là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội nên đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm trước nhân dân, trước cử tri đã tín nhiệm mình.

Cụ thể tại Điều 27 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi 2020), đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm với cử tri như sau:

– Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan;

– Phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật;

– Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo chương trình tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc;

– Tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm. Trong quá trình tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và Quốc hội.

Trên đây là những quy định của pháp luật về Đại biểu quốc hội và những điều cần biết năm 2023. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư