Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật? – Zluat.

Việc nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân phải nhằm mục đích chung sống lâu dài và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Việc xác lập quan hệ hôn nhân để đảm bảo được quyền và lợi ích cá nhân thì phải cần tuân theo pháp luật hôn nhân gia đình. Vậy Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật? Hãy cùng Zluat tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Hậu quả pháp lý của việc ly hôn

Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật? – Zluat

1. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Căn cứ theo quy định tại điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật Luật hôn nhân và gia định 2014 quy định cụ thể: 

1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

 

 

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Chúng ta có thể dễ ràng thấy trên thực tế có các trường hợp kết hôn trái pháp luật, được hiểu là việc kết hôn không đủ điều kiện về tuổi, sự tự nguyện…dẫn tới việc kết hôn trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người kết hôn mà còn ảnh hưởng tới gia đình, con cái và họ hàng hai bên cũng như trật tự xã hội.

Trường hợp có người bị cưỡng ép, lừa dối kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình, họ chính là một bên trong quan hệ hôn nhân gia đình. Theo đó thì những người này được tiến hành việc yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật khi mà quan hệ hôn nhân vi phạm về nguyên tắc tự nguyện kết hôn, nguyên tắc này được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình, “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”.

Theo đó, các chủ thể theo quy định là:

“Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật”, “Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình”, “Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em”, “Hội liên hiệp phụ nữ”

Theo quy định này có thể thấy pháp luật quy định tuy không phải là một bên trong quan hệ hôn nhân nhưng các chủ thể trên vẫn có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Họ có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật khi mà quan hệ hôn nhân đó vi phạm các nguyên tắc tại điểm a, c, d Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó, nếu như quan hệ hôn nhân vi phạm nguyên tắc tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình, các chủ thể này vẫn có quyền cầu hủy kết hôn trái pháp luật khi được chủ thể tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình đề nghị hủy kết hôn trái pháp luật.

 

 

Trên thực tế chúng ta có thể thấy việc kết hôn, li hôn là quyền của công nhân được pháp luật ghi nhận. Bên cạnh đó, việc quy định những cá nhân, tổ chức không phải là một bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật bởi vì trong trường hợp quan hệ hôn nhân đó trái pháp luật nhưng các bên trong quan hệ hôn nhân vẫn muốn tiếp tục quan hệ này, họ không có ý định chấm dứt quan hệ hôn nhân. Bởi thế nên pháp luật phải quy định những chủ thể tại khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định họ không phải là một bên trong quan hệ hôn nhân mà họ vẫn có quyền yêu cầu việc hủy kết hôn trái pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân phù hợp với quy định của pháp luật đó là hôn nhân tự nguyện. Nếu như chỉ quy định chỉ các chủ thể trong quan hệ hôn nhân được quyền yêu cầu việc kết hôn trái pháp luật thì sẽ không đảm bảo được mục đích điều chỉnh quan hệ pháp luật của Nhà nước đã đề ra.

2. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

Căn cứ dựa trên quy định tại điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể:

1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

Như vậy theo quy định đưa ra như trên có thể thấy rằng Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng. bởi lẽ khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ đã kết hôn trái pháp luật phải chấm dứt ngay quan hệ vợ chồng theo đúng quy định đã đề ra. Đối với quan hệ giữa cha mẹ và con được xây dựng dựa trên quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, không phụ thuộc vào việc cha mẹ có kết hôn hợp pháp hay không. Theo đó nên khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì vấn đề con cái được giải quyết như trong trường hợp vợ chồng ly hôn quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Theo đó, khi tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật thì cha, mẹ có thể thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào điều kiện thực tế của cha mẹ nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết  theo sự thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật (Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định về việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn). Về nguyên tắc, tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đấy. Khi Tòa án chia tài sản chung, phải tính tới công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, đồng thời ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.

Vì pháp luật không thừa nhận quan hệ vợ chồng đối với những trường hợp kết hôn trái pháp luật, nên các bên trong quan hệ này không được hưởng thừa kế của nhau nếu như chia di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp một trong hai bên chết. Tuy nhiên, vì quan hệ giữa cha mẹ với con cái không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không, nên trong trường hợp này con vẫn có quyền được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế nếu như cha, mẹ chết

 

 

3.  Thủ tục hồ sơ yêu cầu hủy kết hôn trái luật

3.1. Thành phần hồ sơ yêu cầu hủy kết hôn trái luật

Để thực hiện thủ tục yêu cầu trên. Quý khách cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành. Bao gồm:

+ Đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Đơn này cần đảm bảo các nội dung của một đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. Theo quy định tại khoản 2 điều 362 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.

+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

+ Bản sao chứng minh nhân dân; hoặc căn cước công dân của hai vợ chồng.

+ Các tài liệu, chứng cứ, chứng minh việc vi phạm điều kiện kết hôn.

3.2. Trình tự thủ tục hồ sơ yêu cầu hủy kết hôn trái luật

Bước 1: Nộp hồ sơ

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi việc đăng ký kết hôn được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết hồ sơ

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự và Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.

 

 

Bước 3: Trả kết quả

Hai bên đăng ký kết hôn đúng cơ quan có thẩm quyền thì Tòa án tiến hành hủy bỏ kết hôn đó.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là các thông tin về Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật? – Zluat mà Zluat cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Zluat của chúng tôi. Công ty Zluat luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư