Để đảm bảo tình an toàn lao động cho ngiời lao động, đồng thời nhằm giám sát hoạt động vận hành cơ sở lao động của người sử dụng lao động. Cần thiết phải báo cáo tình hình tại nạn lao động tới các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời điều chỉnh. Vậy, thời điểm thực hiện báo cáo là khi nài, cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo và đánh giá các báo cáo. Sau đây, Zluat xin gửi đến quý bạn đọc bài viết “Báo cáo tai nạn lao động 6 tháng đầu năm” và dưới đây:
1.Thời điểm báo cáo tình hình tai nạn lao động của người sử dụng lao động?
Người sử dụng lao động phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở Sổ thống kê tai nạn lao động (Mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH); cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động; trong đó, xác định yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH.
Từ việc thống kê này, doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động (Mẫu Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP) đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với số liệu 06 tháng đầu.
Lưu ý: Doanh nghiệp có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình cho người lao động được biết và phải được công bố trước ngày 10 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu.
Doanh nghiệp phải công bố các thông tin như sau:
+ Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người;
+ Số người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động;
+ Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;
+ Thiệt hại do tai nạn lao động;
+ Sự biến động (về số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê của các thôn tin trên so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo; phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng chống tai nạn lao động.
Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ đội, phân xưởng (đối với các tổ đội, phân xưởng có xảy ra tai nạn lao động) và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).
Theo Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về thời điểm báo cáo tổng hợp hợp tình hình tai nạn lao động của người sử dụng lao động như sau:
Việc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
– Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
2. Mẫu báo cáo tình hình tai nạn lao động của người sử dụng lao động?
Quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP về mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động của người sử dụng lao động như sau:
PHỤ LỤC XII
MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP CƠ SỞ (6 THÁNG HOẶC CẢ NĂM)
(Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Đơn vị báo cáo: (ghi tên cơ sở)
Địa chỉ: | Mã huyện, quận1: |
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kỳ báo cáo (6 tháng hoặc cả năm) …năm …
Ngày báo cáo: ………………
Thuộc loại hình cơ sở 2(doanh nghiệp): …………….. Mã loại hình cơ sở: |
Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Lĩnh vực sản xuất chính của cơ sở: ………3…………………. Mã lĩnh vực: |
Tổng số lao động của cơ sở: …………. người, trong đó nữ: ………… người
Tổng quỹ lương: …………. triệu đồng
- I. Tình hình chung tai nạn lao động
Tên chỉ tiêu thống kê | Mã số | Phân loại TNLĐ theo mức độ thương tật | ||||||||||
Số vụ ( Vụ) | Số người bị nạn (Người) | |||||||||||
Tổng số | Số vụ có người chết | Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên | Tổng số | Số LĐ nữ | Số người chết | Số người bị thương nặng | ||||||
Tổng số | Nạn nhân không thuộc quyền quản lý | Tổng số | Nạn nhân không thuộc quyền quản lý | Tổng số | Nạn nhân không thuộc quyền quản lý | Tổng số | Nạn nhân không thuộc quyền quản lý | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
1. Tai nạn lao động | ||||||||||||
1.1. Phân theo nguyên nhân xảy ra TNLĐ4 | ||||||||||||
a. Do người sử dụng lao động | ||||||||||||
Không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn | ||||||||||||
Không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không tốt | ||||||||||||
Tổ chức lao động chưa hợp lý | ||||||||||||
Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chưa đầy đủ | ||||||||||||
Không có quy trình an toàn hoặc biện pháp làm việc an toàn | ||||||||||||
Điều kiện làm việc không tốt | ||||||||||||
b. Do người lao động | ||||||||||||
Vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc an toàn | ||||||||||||
Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân | ||||||||||||
c. Khách quan khó tránh/ Nguyên nhân chưa kể đến | ||||||||||||
1. 2. Phân theo yếu tố gây chấn thương5 | ||||||||||||
… | ||||||||||||
1.3. Phân theo nghề nghiệp6 | ||||||||||||
…. | ||||||||||||
2. Tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật ATVSLĐ | ||||||||||||
3. Tổng số (3=1+2) |
- Thiệt hại do tai nạn lao động
Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động (kể cả ngày nghỉ chế độ) | Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ) | Thiệt hại tài sản (1.000 đ) | |||
Tổng số | Khoản chi cụ thể của cơ sở | ||||
Y tế | Trả lương trong thời gian Điều trị | Bồi thường /Trợ cấp | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu) |
_______________
1 Ghi mã số theo Danh Mục đơn vị hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
2 Ghi tên, mã số theo danh Mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê.
3 Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
4 Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động.
5 Ghi tên và mã số theo danh Mục yếu tố gây chấn thương.
6 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Báo cáo tai nạn lao động 6 tháng đầu năm, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Zluat về thời hạn giấy ủy quyền nhận lương hưu vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) phân chia quyền nuôi con nhanh chóng tại Hòa Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận Không có con chung nhanh chóng tại Pú Nhi, Điện Biên Đông, Điện Biên
- ‘Đánh sập’ đường dây ‘tín dụng đen’ cho vay 20.000 tỷ đồng với lãi suất 2.346%/năm – Aluat.vn.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận phân chia nợ chung trọn gói tại Ba Khâm, Ba Tơ, Quảng Ngãi
- [BÌNH GIA] – Luật sư ly hôn ĐỒNG THUẬN (THUẬN TÌNH) nhanh 2024