Thủ tục đổi thẻ, cấp lại, điều chỉnh thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế (Cập nhật 2023).

Theo quy định, người dùng có thể thực hiện đổi thẻ, cấp lại hay điều chỉnh thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế. Hiện nay, có hai phương thức: thực hiện trực tiếp hoặc thực hiện online. Trong bài viết này, Zluat sẽ thông tin đến quý bạn đọc cách đổi thẻ, cấp lại, điều chỉnh thông tin BHYT trực tiếp và thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử cũng như việc cấp lại, điều chỉnh thông tin trên thẻ. Mời bạn đọc cùng tham khảo. 

Bao Hiem Xa Hoi
Cập nhật thủ tục đổi thẻ, cấp lại, điều chỉnh thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế mới nhất.

1. Trường hợp được đổi thẻ, cấp lại thẻ, điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT

Căn cứ Luật bảo hiểm y tế, việc đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử và đổi thẻ BHYT giấy được thực hiện trong trường hợp: 

  • Rách, nát hoặc hỏng;
  • Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
  • Thông tin ghi trong thẻ BHYT không đúng.

Trường hợp cấp lại thẻ: Thẻ BHYT bị mất (Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2014).
Trường hợp điều chỉnh thông tin trên thẻ: Khi các thông tin trên thẻ BHYT không đúng như thông tin cá nhân, nhân thân,…
Lưu ý đối với trường hợp đổi thẻ: Nếu thẻ bị đổi vì rách, nát hoặc hỏng thì chủ thẻ BHYT phải nộp phí đổi thẻ.

2. Thủ tục đổi, cấp lại, điều chỉnh thông tin trên thẻ trực tiếp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu đổi thẻ, cấp lại, điều chỉnh thông tin thẻ BHYT bao gồm: 

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).
  • Thẻ BHYT cũ (trừ trường hợp thẻ bị mất)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tùy vào từng nhóm đối tượng mà người tham gia BHYT sẽ có nơi nộp hồ sơ khác nhau. Nội dung này đã được chúng tôi tổng hợp theo bảng sau:

Đối tượng Nơi nộp hồ sơ
Người đang làm việc Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
Người tham gia BHXH tự nguyện, tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
Người do tổ chức BHXH đóng BHYT Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH.
Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh.
Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT Nộp hồ sơ cho UBND xã  hoặc cho cơ quan trực tiếp thu.
Học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường Nộp hồ sơ cho nhà trường.

 

Bước 3: Chờ giải quyết

Dựa trên thông tin tờ khai, cơ quan BHXH sẽ tiến hành tiếp nhận, kiểm tra, xem xét hồ sơ. 

Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành đổi thẻ, cấp lại, điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT được yêu cầu. 

Bước 4: Nhận lại thẻ

Sau khi có thông báo đã hoàn tất thủ tục đổi, cấp lại thẻ, người đăng ký sẽ nhận lại thể thông qua các phương thức đã chọn trước đó.

3. Thủ tục đổi, cấp lại, điều chỉnh thông tin trên thẻ online

Nếu không muốn thực hiện trực tiếp, người tham gia BHYT có thể thực hiện thủ tục đổi thẻ, cấp lại, điều chỉnh thẻ bảo hiểm y tế online. Với cách này, người tham gia BHYT không cần phải tốn thêm thời gian và công sức để chuẩn bị hồ sơ và di chuyển đến các địa điểm tiếp nhận.

Vậy đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử ở đầu? Hiện nay, người tham gia BHYT có thể thực hiện qua 2 hình thức: Đăng ký trên website hoặc trên ứng dụng bảo hiểm xã hội VssID. 

Đối với đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử thông qua website
Căn cứ vào Công văn 10928/VPCP-KSTT ngày 29/11/2019 của Văn phòng Chính Phủ và các triển khai của BHXH Việt Nam, người dùng BHYT có thể thực hiện thủ tục cấp lại, điều chỉnh thông tin, đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử thông quan Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang chủ Cổng Dịch vụ công Quốc gia và tiến hành đăng nhập vào hệ thống. Với những người chưa có tài khoản, cần phải thực hiện đăng ký bằng cách nhấn nút “Đăng ký” ở góc trên bên phải màn hình. Lựa chọn “Công dân” và nhập các thông tin cá nhân cần thiết. 

Để đăng nhập vào hệ thống và tiến hành đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử, bạn sẽ nhập các nội dung thông tin như: Số căn cước công dân (hoặc chứng minh nhân dân), mật khẩu, mã xác minh. Lúc này, một mã OTP được gửi đến số điện thoại bạn đã đăng ký, nhập mã vào trang chủ, nhấn “Xác nhận” để hoàn thành đăng nhập. 

Khi đã đăng nhập thành công, các bước cần thực hiện để đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia như sau: 

  • Bước 1: Chọn “Mục thông tin và dịch vụ” trên thanh thông tin của giao diện chính, các lựa chọn sẽ hiện ra. Bạn cần nhấn chọn vào “Dịch vụ công trực tuyến”.
  • Bước 2: Chọn nội dung BHYT cần thực hiện và nhấn “Nộp trực tuyến”. Hệ thống sẽ tự động chuyển sang Cổng Dịch vụ Công trực tuyến của ngành BHXH. 
  • Bước 3: Điền đầy đủ thông tin cần thiết và chờ kết quả từ cơ quan BHXH. 

Đối với đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên ứng dụng VssID
Với phương thức đổi thẻ bảo hiểm y tế điện từ này, người dùng BHYT cần phải có ứng dụng VssID trên thiết bị điện thoại và đã đăng ký, kích hoạt tài khoản. Trong trường hợp chưa có tài khoản, bạn có thể tham khảo bài viết về Hướng dẫn đăng ký tài khoản bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID trên trang web của Zluat. 

Bước đầu tiên là mở ứng dụng VssID và đăng nhập vào tài khoản. Trên giao diện chính “Quản lý cá nhân”, nhìn xuống hàng cuối cùng, nhấn vào mục “Dịch vụ công”. Một trang mới bao gồm các nội dung dịch vụ công sẽ hiện ra, chọn “Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất”. 

Ứng dụng sẽ chuyển hướng đến nội dung cấp lại thẻ BHYT, có 2 hình thức nhận lại thẻ BHYT mới mà bạn có thể lựa chọn: 

  • BP tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong hình thức này, bạn sẽ chờ kết quả và đến cơ quan BHXH để nhận thẻ mới. Phía dưới giao diện bao gồm các thông tin như tên cơ quan BHXH, email, địa chỉ.
  • Qua dịch vụ bưu chính: Người làm việc tại cơ quan BHXH sẽ gửi thẻ BHYT mới đến địa chỉ nhà bạn thông qua dịch vụ bưu chính. Nếu chọn hình thức này, bạn cần điền các thông tin cụ thể về số nhà, phường – xã, quận – huyện, tỉnh – thành phố nơi bạn cư trú. Mọi chi phí dịch vụ bưu chính sẽ do bạn chi trả.

Sau khi đơn cấp lại thẻ BHYT được gửi, bạn sẽ nhận một mã OTP để xác nhận thông tin yêu cầu đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử. Sau đó, cơ quan BHYT sẽ gửi tin nhắn đến số điện thoại của bạn để thông báo hồ sơ được gửi thành công và tiến hành xét duyệt hồ sơ, sau đó phản hồi lại bạn.

4. Thời hạn giải quyết

Theo quy định Luật bảo hiểm y tế mới nhất, thời gian giải quyết các vấn đề đổi thẻ, cấp lại, thay đổi thông tin thẻ BHYT được rút ngắn đáng kể. Cụ thể như sau: 

  • Cấp mới thẻ BHYT: Giảm từ 10 ngày xuống còn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
  • Cấp lại, đổi thẻ BHYT nếu không thay đổi thông tin: Thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. 
  • Cấp lại, đổi thẻ BHYT nếu thay đổi thông tin: Từ 07 ngày xuống còn không quá 03 ngày. 
  • Đối với người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB: Thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Với những quy định mới này, việc đổi thẻ, cấp mới thẻ BHYT trực tuyến hay đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử cũng trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn. Người dân có thể tiết kiệm thời gian làm thủ tục so với trước đây. 

5. Những câu hỏi thường gặp

  • Có được đổi thẻ BHYT điện tử để thay hình ảnh trên thẻ không?

Như những thông tin đã chia sẻ, việc cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử cần phải thuộc những trường hợp nhất định. Do đó, với mong muốn đổi thẻ BHYT điện tử mới vì không hài lòng với ảnh trên thẻ và muốn thay đổi ảnh khác, hiện tại không phù hợp với quy định của pháp luật.

  • Có phải đổi thẻ khi ghi sai địa chỉ nhà?

Địa chỉ nhà thuộc một trong những thông tin có trên thẻ BHYT. Do đó, nếu người dùng BHYT phát hiện địa chỉ nhà của mình không đúng, có thể yêu cầu đổi thể, cấp lại, điều chỉnh thẻ BHYT cho phù khớp với thông tin hiện tại nhằm đảm bảo quyền lợi.

  • Xin cấp lại thẻ BHYT trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia mà không đăng ký tài khoản có được không?

Cổng Dịch vụ công Quốc Gia cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ người dân ở các lĩnh vực công. Tuy nhiên, các dịch này yêu cầu phải có tài khoản để đăng nhập vào hệ thống. Vì lẽ đó, không thể xin cấp lại thẻ BHYT hay đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia mà không đăng ký tài khoản. 

  • Người lao động khi đổi thẻ BHYT có thể nhận thẻ thông qua những hình thức nào?

Có 3 hình thức để người tham gia BHYT nhận thẻ mới: 

Nhận thẻ BHYT thông qua bưu điện.
Nhận thẻ BHYT mới thông qua người sử dụng lao động.
Nhận thẻ trực tiếp tại cơ quan BHXH.

  • Hồ sơ đăng ký cấp lại, đổi thẻ BHYT của người hiến bộ phận cơ thể có khác với thông thường không?

Tương tự hồ sơ đăng ký được đề cập ở nội dung phía trên, hồ sơ đổi thẻ BHYT của người hiến bộ phận cơ thể cũng bao gồm: 

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).
  • Thẻ BHYT cũ (trừ trường hợp thẻ bị mất)

Tuy nhiên, cần có thêm 1 thông tin khác là giấy ra viện, trên đó có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”. 

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết liên quan đến thủ tục đổi thẻ, cấp lại, điều chỉnh thẻ BHYT trực tiếp và các nội dung đổi thẻ bảo hiểm y tế điện tử. Để chắc chắn quyền lợi của mình xoay quanh BHYT vẫn được đảm bảo, người tham gia BHYT cần thường xuyên cập nhật những nội dung quy định mới. Nếu bạn cần hỗ trợ, tư vấn thêm về thẻ BHYT hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Zluat thông qua các hình thức sau: 

 

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *