Điều kiện và giấy tờ để lao động tự do được nhận hỗ trợ khó khăn do Covid-19.

(Zluat) – Tôi là lao động tự do tại Hà Nội. Do dịch bệnh Covid-19 nên phải tạm ngừng việc theo chỉ đạo của UBND thành phố. Vậy tôi cần đáp ứng những điều kiện và phải chuẩn bị những giấy tờ gì để được nhận hỗ trợ theo quy định mới của UBND TP. Hà Nội. Bạn đọc T.T. (Hà Nội) hỏi.

Theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND TP. Hà Nội về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, lao động tự do được hỗ trợ là người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Việc làm (người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc), làm việc trong các ngành nghề bị mất việc làm do phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu tại các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố.

Nhóm lao động tự do khác được hỗ trợ là người lao động bị cách ly, cư trú trong khu vực bị phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Người lao động tự do được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

– Cư trú hợp pháp

– Bị mất việc làm do phải dừng hoạt động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021.

Đối với các trường hợp người lao động bị mất việc làm thuộc các ngành nghề bị tạm dừng hoạt động sau ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (21/7/2021) áp dụng theo văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố hoặc chính quyền địa phương theo từng thời điểm và diễn biến của dịch.

Mức hỗ trợ và phương thức chi trả

Mức hỗ trợ: 1.500.000 đồng/người/lần.

Phương thức chi trả: chi trả trực tiếp cho người lao động trên cơ sở danh sách được phê duyệt.

Hồ sơ đề nghị

Người lao động lập hồ sơ theo mẫu gửi đến UBND cấp xã, phường nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hàng tháng. Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị hỗ trợ (mẫu số 01); trong đó mẫu số 1 là bản đề nghị hỗ trợ, gồm các thông tin về người lao động (họ tên, nơi ở hiện tại, nơi thường trú, tạm trú,…) và thông tin về tình trạng việc làm hiện nay, sau đó gửi UBND xã, phường, thị trấn nơi người lao động cư trú hợp pháp.

– Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng cư trú do công an xã, phường cấp.

Nếu nơi thường trú và tạm trú khác nhau, người lao động muốn hưởng trợ cấp tại nơi tạm trú phải xin giấy xác nhận không hưởng tại nơi thường trú và ngược lại (mẫu số 02). Mẫu số 2 là giấy đề nghị xác nhận về việc không đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 68/NĐ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ tại nơi thường trú/tạm trú.

Thời gian xét duyệt hồ sơ chậm nhất ngày 31/1/2022.

Sau khi nộp hồ sơ cho xã phường nơi cư trú, chính quyền sẽ lập hồ sơ và danh sách để duyệt theo trình tư đã được quy định.

HỒNG HẠNH

Các nhóm đối tượng được phép hoạt động trong thời điểm áp dụng giãn cách tại TP. Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư