Các ngành nghề cần làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bạn đang muốn mở cửa hàng hoặc mở cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuy nhiên không biết “Các ngành nghề cần làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm”, thuộc nhóm đối tượng phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với Luật VN hotline/zalo: 0906.719.947

Nhóm ngành nghề cần và không cần làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm

dich-vu-lam-thu-tuc-xin-cap-giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham
GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Các cơ sở không thuộc diện làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

– Các cơ sở quy định ở trên tuy không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng phải tuyệt đối phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Các cơ sở bắt buộc phải làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo Luật ATVSTP hiện hành, tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ở trên thì không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể:

– Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, tòa nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
– Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
– Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.

Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).

– Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
– Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
– Căng tin là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
– Chợ là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
– Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hóa đủ loại.
– Hội chợ là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hóa.

Trên đây là thông tin một số đối tượng, ngành nghề cần và không cần làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong quá trình bắt tay vào thực hiện, nếu bạn còn gặp điều gì khó khăn, vướng mắc hãy liên hệ ngay với luatvn.vn để được các luật sư hàng đầu của chúng tôi hỗ trợ.

Hoặc các bạn cũng có thể gọi đến số hotline/zalo: 0906.719.947 để được tư vấn nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư