Cách xin nghỉ trong thời gian thử việc [Cập nhật 2023].

Thử việc là quá trình mang tính chất quyết định xem bạn và công ty có tiếp tục hợp tác về sau hay không. Quá trình thử việc này để đánh giá năng lực làm việc của bạn xem bạn có trở thành nhân viên chính thức được không. Nhiều người đặt ra câu hỏi là trong thời gian thử việc nếu như xin nghỉ thì có những yêu cầu gì không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc.

Mẫu đơn Xin Nghỉ Việc Trong Thời Gian Thử Việc Vieclam123.vn

Cách xin nghỉ trong thời gian thử việc

1. Quy định pháp luật về thời gian thử việc

Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật lao động 2019, quy định cụ thể về thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc được xác định căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc tuy nhiên chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và phải bảo đảm các yếu tố :

  • Tối đa 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Tối đa 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Tối đa 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  • Tối đa 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

2. Cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2012, trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc, NSDLĐ phải có trách nhiệm thông báo kết quả quá trình thử việc cho NLĐ. Nếu trường hợp NLĐ hoàn thành quá trình thử việc đúng yêu cầu, cần phải ký kết hợp đồng lao động rõ ràng thì mới được tiếp tục sử dụng lao động.

Cùng trong điều 29, tại khoản 2 cũng nêu rõ trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước. Ngoài ra cũng không phải bồi thường nếu thử việc không đạt kết quả như mong muốn.

Tuy nhiên để thể hiện bản thân là một người có thái độ lịch sự, chuyên nghiệp, bạn vẫn nên báo trước nếu muốn nghỉ. Có thể báo ngay vào ngày làm việc cuối cùng.

3. Nghỉ việc chưa hết thời hạn thử việc có được nhận lương không?

Nếu bạn đang có ý định nghỉ việc trong thời gian hợp đồng thử việc và quan tâm đến vấn đề trả lương từ phía người sử dụng thì có thể tham khảo quy định cụ thể của Bộ luật lao động, cụ thể điều 27 như sau:

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Do đó, trong hợp đồng lao động được ký kết giữa bên sử dụng lao động và người lao động có quy định cụ thể các nội dung bên dưới:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Ngoài ra, Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019 cũng quy định rõ ràng: Người lao động trong thời gian thử việc thỏa thuận mức lương với bên sử dụng lao động mức lương thấp nhất bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó. Về nguyên tắc, bên sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động, dù là trong thời gian hợp đồng thử việc. Trường hợp bên sử dụng lao động trả mức lương thấp hơn 85% mức lương chính thức trong thời gian thử việc sẽ bị phạt 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

4. Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Thực tế thì trong nhiều tình huống, người đang trong thời gian thử việc chỉ cần báo trước nếu muốn nghỉ chứ không nhất thiết phải viết đơn xin nghỉ. Tuy nhiên, để tăng sự lịch sự và chuyên nghiệp, bạn có thể viết đơn xin nghỉ. Điều này còn giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, mở ra cơ hội hợp tác trong tương lai nếu có.

Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc hoàn toàn tương tự với đơn xin nghỉ việc thông thường. Dù viết đơn cứng hay đơn xin nghỉ việc qua email, bạn cũng cần đảm bảo 3 phần cơ bản: Phần mở đầu, Phần lý do, Phần lời cảm ơn.

Thông thường sẽ còn có phần bàn giao công việc. Tuy nhiên nếu bạn mới đang thử việc thì mục này có thể không cần thiết. Nhân viên thử việc thường mới chỉ đảm nhận những công việc cơ bản, chưa quá phức tạp và liên quan tới nhiều bộ phận. Vì vậy tuỳ vị trí và công việc mỗi người, bạn hãy xem có cần bàn giao hay không.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
 

Kính gửi : ……………………………………………………..

                  ……………………………………………………..

 

Tên tôi là:……………………………………………………………………………………………………………..

 

Chức vụ:……………………………………………. Bộ phận: ………………………………………………….

 

Nay tôi làm đơn này, kính xin Ban giám đốc cho tôi được thôi việc kể từ ngày ………

tháng ….. năm ……

 

Lý do:…………………………………………………………………………………………………………………..

 

……………………………………………………………………………………………………………………………

 

Tôi đã bàn giao công việc cho:……………….Bộ phận : …………………………..

 

 

Các công việc được bàn giao:

 

……………………………………………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………………………………………

 

Tôi cam đoan đã bàn giao công việc lại cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.

 

Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Trưởng bộ phận                                                                  Người làm đơn

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách xin nghỉ trong thời gian thử việc ” mà Zluat đã chia sẻ đến quý bạn đọc cùng tham khảo và áp dụng vào cuộc sống khi gặp phải trường hợp như trên. Trong quá trình tham khảo nếu có thắc mắc hay thông tin cần giải đáp; vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn kịp thời. Công ty Zluat – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *