Việc thay đổi công việc, nghỉ việc hay chấm dứt hợp đồng lao động là một điều tất yếu khi chúng ta tham gia vào quá trình lao động, sản xuất. Việc nghỉ việc hay chấm dứt hợp đồng lao động nếu muốn được hưởng thất nghiệp thì phải thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội. Vậy nếu chốt sổ bảo hiểm xã hội muộn có được hưởng thất nghiệp không?
Chốt sổ bảo hiểm xã hội muộn có được hưởng thất nghiệp?
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp người tham gia. Như vậy, có thể thấy BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý.
2. Bảo hiểm xã hội bao gồm những chế độ nào?
Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:
Thứ nhất, bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
Thứ hai, bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ tương ứng.
3. Chốt sổ bảo hiểm xã hội muộn có được hưởng thất nghiệp không?
Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội là việc hoàn tất thanh toán và chấm dứt quá trình đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội mà đơn vị đang thực hiện đóng Bảo hiểm. Thủ tục này được thực hiện khi:
+ Người lao động nghỉ việc tại đơn vị hoặc nghỉ hưu khi đủ điều kiện.
+ Đơn vị chuyển sang nơi khác dẫn đến việc phải chuyển Cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý nên phải chốt quá trình đóng với Cơ quan cũ.
Trong trường hợp chốt sổ bảo hiểm muộn thì không được hưởng thất nghiệp. Bởi lẽ, việc chốt sổ bảo hiểm xã hội là điều kiện tiên quyết để người tham gia bảo hiểm có quyền hưởng các chế độ ưu đãi từ việc tham gia đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, pháp luật cũng đặt ra một thời hạn để thực hiện việc chốt sổ lao động nhằm gói gọn việc chốt sổ trong một khoảng thời gian nhất định. Vì nếu không đặt ra thời hạn này, những người tham gia đóng bảo hiểm sẽ không thực hiện việc chốt sổ ngay sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, mà họ sẽ đợi đến khi có lợi cho họ mới thực hiện việc chốt sổ. Điều đó dẫn đến việc không bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả những người tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời làm ùn ứ sổ bảo hiểm xã hội, gây khó khăn cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
+ Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
+ Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Đồng thời, Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định: trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc chốt sổ bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội, bao gồm:
+ 01 phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, kê khai các giấy tờ đi kèm.
+ 01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động cần thực hiện chốt sổ Bảo hiểm.
+ Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động.
+ 01 Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ chứng minh đơn vị chuyển địa chỉ (trường hợp đơn vị chuyển Cơ quan BHXH quản lý).
+ Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi (trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin).
+ Thẻ Bảo hiểm Y tế của người lao động còn thời hạn sử dụng.
Bước 2: Nộp hồ sơ chốt sổ lên cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Đơn vị có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp, gửi toàn bộ giấy tờ trên qua bưu điện hoặc có thể nộp hồ sơ qua mạng (nếu không đính kèm thẻ bảo hiểm y tế còn hạn) cho Cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 2, Điều 47 của Bộ luật lao động năm 2012, trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng với người lao động, đơn vị phải thực hiện báo giảm cho người lao động. Sau khi báo giảm có kết quả trả về thì đơn vị thực hiện chốt sổ BHXH. Một số trường hợp đặc biệt thì thời gian này có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 30 ngày.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
+ Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề chốt sổ bảo hiểm xã hội muộn có được hưởng thất nghiệp và những câu hỏi liên quan đến bảo hiểm xã hội. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ tốt nhất.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại An Bình Tây, Ba Tri, Bến Tre, chỉ từ 50.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Zluat.
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Phường Tích Lương, Thái Nguyên, Thái Nguyên. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 50,000 đồng.
- Dịch vụ ly hôn Đồng thuận dành quyền nuôi con – tại Mỹ Thạnh, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đơn phương phân chia nợ chung trọn gói tại Châu Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre
- Dịch vụ thuận tình ly hôn nhanh nhất rẻ tại huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.