Năm 2009 bắt đầu thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Theo đó, những người đi làm trước năm 2009 có khoảng thời gian chưa tham gia bảo hiểm thất có thể được hưởng những quyền lợi nhất định. Hiện nay, nhiều người lao động vẫn thắc mắc không biết tính trợ cấp thôi việc cho những người làm trước năm 2009 như thế nào. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Quy định về trợ cấp thôi việc cho người làm trước 2009.
1. Trợ cấp thôi việc là gì?
Căn cứ theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, trợ cấp thôi việc được quy định như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
2. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc sau khi nghỉ việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên trước khi nghỉ việc.
– Chấm dứt hợp đồng lao động bởi một trong các căn cứ sau:
- Do hết hạn hợp đồng.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
- Người lao động bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo/không được trả tự do, tử hình/bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động.
- Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích/đã chết;
- Người sử dụng lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích/đã chết;
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động/bị thông báo không có người đại diện.
- Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
3. Quy định về trợ cấp thôi việc cho người làm trước 2009
Tính từ thời điểm trước năm 2009, Người lao động đã làm việc ít nhất 12 tháng cho người sử dụng lao động, khi nghỉ việc theo quy định được nhận trợ cấp thôi việc.
Mức hưởng trợ cấp thôi việc mỗi năm làm việc tương ứng với nửa tháng tiền lương. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ.
Ví dụ:
Bà Nguyễn Thị A ký hợp đồng lao động với công ty X từ ngày 01/01/2004 và làm việc liên tục tại đây đến tháng 31/10/2021, bà A đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ tháng 1/2009 đến khi nghỉ việc. Mức lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc là 10 triệu đồng/tháng. Bà A nghỉ việc do hợp đồng lao động hết hạn.
Như vậy, khi nghỉ việc bà A sẽ được nhận:
Mức tiền trợ cấp thôi việc cho các năm từ 01/01/2004 đến 31/12/2008 (05 năm) với mức lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc là 10 triệu đồng/tháng như sau:
Mức tiền trợ cấp thôi việc = 5 x (10 triệu/2) = 25 triệu đồng.
Như vậy, bà A sẽ được nhận một khoản tiền trợ cấp thôi việc từ công ty X là 25 triệu đồng.
4. Nghỉ việc bao lâu thì được nhận trợ cấp thôi việc?
Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc nhận trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng như sau:
- Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Theo đó, với trường hợp thông thường, người lao động chỉ mất tối đa 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ nhận được trợ cấp thôi việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động có thể phải chờ đến 30 ngày để nhận trợ cấp thôi việc.
5. Trợ cấp thôi việc có tính thuế TNCN không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2012, 2014), thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:
+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh;
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019;
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, căn cứ quy định trên, trợ cấp thôi việc không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN.
* Lưu ý: Nếu khoản trợ cấp thôi việc này cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì phần vượt quá sẽ phải chịu thuế TNCN.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Quy định về trợ cấp thôi việc cho người làm trước 2009. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Zluat hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
- Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tranh chấp tài sản và nợ chung nhanh chóng tại Ea Na, Krông A Na, Đắk Lắk
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Hùng Việt, Tràng Định, Lạng Sơn, chỉ từ 50.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Zluat.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình Không chia tài sản nhanh chóng tại Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình
- Luật sư ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) phân chia nợ chung – tại Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi
- Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của Tòa án các cấp.