Trợ cấp tai nạn lao động là khoản tiền người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi người lao động có bất kỳ sự tổn thương về sức khỏe, hay bất kỳ bộ phận, chức năng của cơ thể hoặc thậm chí là gây tử ving cho người lao động trong quá trình người lao động làm việc, đang thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở suy giảm khả năng lao động và số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong quá trình làm việc. Vậy người sử dụng lao động phải tính trợ cấp tai nạn lao động như thế nào, thời điểm tính là khi nào, mức hưởng trợ cấp là bao nhiêu. Sau đây, Zluat muốn gửi tới quý bạn độc bài viết “Tư vấn cách tính trợ cấp tai nạn lao động” sau đây và một vài vấn đề pháp lý liên quan:
1. Trợ cấp tai nạn lao động là gì?
Trợ cấp thương tật là khoản trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, theo quy định của pháp luật.
Trợ cấp thương tật tiếng anh là:“Disability benefits”
2. Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động:
Theo quy định Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện:
“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
3. Cách tính trợ cấp tai nạn lao động
Được trợ cấp khi bị tai nạn lao động là quyền lợi sát sườn của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tùy vào mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động có thể được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng.
3.1 Cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần
Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động 1 lần
Theo quy định tại Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần khi có đủ các điều kiện:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất kinh doanh cho phép như nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.
Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần
Khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần với mức trợ cấp được quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật này. Cụ thể:
- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
Hiện nay mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng nên mức trợ cấp tai nạn lao động một lần tối thiểu là 1,49 triệu đồng x 5 = 7,45 triệu đồng.
- Ngoài mức trợ cấp nêu trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp theo thâm niên đóng BHXH. Nếu thời gian đóng từ 01 năm trở xuống thì được hưởng 0,5 tháng, trên 01 năm thì cứ mỗi năm sẽ được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động.
3.2 Cách tính trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng
Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng
Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ, chế độ tai nạn lao động còn trợ cấp hàng tháng cho người lao động bị tai nạn lao động nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất kinh doanh cho phép như nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng
- Suy giảm 31% khả năng lao động thì hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Hiện nay mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng nên mức trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng tối thiểu là 1,49 triệu đồng/tháng x 30% = 447.000 đồng/tháng.
- Ngoài mức trợ cấp nêu trên, hàng tháng, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo thâm niên đóng BHXH. Từ 01 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, trên 01 năm thì cứ mỗi năm được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Tư vấn cách tính trợ cấp tai nạn lao động, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Zluat về thời hạn giấy ủy quyền nhận lương hưu vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Quý Hòa, Bình Gia, Lạng Sơn, chỉ từ 60.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư và Cộng sư.
- Luật sư ly hôn với người nước ngoài tranh chấp tài sản trọn gói tại Phường Quảng Thắng, Thanh Hóa, Thanh Hóa
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng tại Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội
- [Tịnh Biên – AN GIANG] Luật sư ly hôn ĐỒNG THUẬN (THUẬN TÌNH) thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng 2024
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Việt Tiến, Việt Yên, Bắc Giang. Kinh nghiệm đơn giản, tòa nhận đơn, điền vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, đơn giản 80,000 đồng.