Tư vấn mức bồi thường tai nạn lao động.

Tai nạn lao động là vấn đề thường xuyên xảy ra đối với người lao động, gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe và tinh thần của người lao động. Chính vì vây, người sử dụng lao động thường phải chi trả một khoản tiền bồi thường tai nạn lao động cho người lao động. Do đó, Zluat muốn gửi tới quý bạn độc bài viết “Tư vấn mức bồi thường tai nạn lao động” sau đây và một vài vấn đề pháp lý liên quan:

Thuế Chống Bán Phá Giá Tiếng Anh
Tư vấn mức bồi thường tai nạn lao động

1. Nguyên tắc bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;– Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:+ Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;+ Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

2. Các trường hợp được bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Từ 1-3-2022, quy định về mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.

  • Các trường hợp được bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH .– Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).

3. Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại mục 1 được tính như sau:

– Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH:

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

Trong đó:

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Ví dụ 1:

– Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:

Tbt = 1,5 + {(15 – 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).

– Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:

Tbt = 20 x 0,4 = 8,0 (tháng tiền lương)

4. Bên nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động khi cho thuê lại lao động?

căn cứ Khoản 2 Điều 24Nghị định 55/2013/NĐ-CP quy định về thuê lại lao động như sau:

căn cứ Khoản 2 Điều 24Nghị định 55/2013/NĐ-CP quy định về thuê lại lao động như sau:

“Điều 24. Các trường hợp không được cho thuê lại lao động…….

2. Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động.”

Như vậy, dựa theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, không biết hai bên doanh nghiệp A và B có phát sinh với nhau Hợp đồng cho thuê lại lao động với đầy đủ nội dung trên hay không, hay chỉ có thỏa thuận ban đầu như bạn nói trên. Nên chúng tôi phân tích thành 2 trường hợp:

TH 1: Nếu doanh nghiệp A có ngành nghề cho thuê lại lao động , có hợp đồng thuê lại lao động với doanh nghiệp B và trong hợp đồng có thỏa thuận với nhau về điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì doanh nghiệp B sẽ phải chịu trách nhiệm về tai nạn lao động tại nơi làm việc.

TH 2: Nếu chỉ có thỏa thuận vấn đề trả lương cho NLĐ thì khi xảy ra quá trình lao động, NLĐ bị tai nạn lao động thì Doanh nghiệp A vẫn phải chịu trách nhiệm ở đây, vì doanh nghiệp A vẫn đứng ra tiến hành đóng BHXH cho NLĐ và NLĐ vẫn ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp A trừ khi hai bên có thỏa thuận với nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

Như vậy, dựa theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, không biết hai bên doanh nghiệp A và B có phát sinh với nhau Hợp đồng cho thuê lại lao động với đầy đủ nội dung trên hay không, hay chỉ có thỏa thuận ban đầu như bạn nói trên. Nên chúng tôi phân tích thành 2 trường hợp:

TH 1: Nếu doanh nghiệp A có ngành nghề cho thuê lại lao động , có hợp đồng thuê lại lao động với doanh nghiệp B và trong hợp đồng có thỏa thuận với nhau về điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì doanh nghiệp B sẽ phải chịu trách nhiệm về tai nạn lao động tại nơi làm việc.

TH 2: Nếu chỉ có thỏa thuận vấn đề trả lương cho NLĐ thì khi xảy ra quá trình lao động, NLĐ bị tai nạn lao động thì Doanh nghiệp A vẫn phải chịu trách nhiệm ở đây, vì doanh nghiệp A vẫn đứng ra tiến hành đóng BHXH cho NLĐ và NLĐ vẫn ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp A trừ khi hai bên có thỏa thuận với nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Tư vấn mức bồi thường tai nạn lao động, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Zluat về thời hạn giấy ủy quyền nhận lương hưu vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *