Trợ cấp thôi việc là khoản tiền bắt buộc mà người người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động khi thôi việc hoặc khi chấm dứt hợp đồng lao động. Đây là một trong những chế độ, quyền lợi mà người lao động được hưởng khi chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật lao động.Trong trường hợp viên chức chết có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Viên chức chết có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
1. Trợ cấp thôi việc là gì?
Căn cứ theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, trợ cấp thôi việc được quy định như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
2. Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc
Theo quy định của Bộ luật lao động cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan thì điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc với người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, bao gồm:
– Hết thời hạn của hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết thời hạn của hợp đồng sau đó được gia hạn hợp đồng đến hết nhiệm kỳ.
– Đã hoàn thành công việc được giao đúng theo hợp đồng lao động.
– Người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án tử hình, tù giam hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động dựa theo bản án có hiệu lực pháp luật từ Toà án nơi công bố quyết định của bản án.
– Bị Toà án tuyên bố mất tích, đã chết hoặc người lao động chết, mất năng lực hành vi dân sự.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định của bộ luật lao động tại Điều 37.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp quy định tại Khoản 1 của Điều 38 của Bộ luật lao động.
3. Viên chức chết có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Viên chức thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức. Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Viên chức hiện hành không quy định chế độ trợ cấp thôi việc đối với viên chức mắc bệnh hiểm nghèo chết.
Tuy nhiên, Bộ luật Lao động áp dụng chung đối với người lao động có quy định tại Khoản 6, Điều 36, “người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết” thì được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Khoản 1, Điều 48.
Đồng thời, Khoản 3, Điều 240 Bộ luật Lao động quy định, “Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, tổ chức xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này”.
Vì vậy, căn cứ quy định tại Bộ luật Lao động và trường hợp cụ thể để đơn vị sự nghiệp xem xét áp dụng thực hiện.
4. Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có 02 trường hợp dù có đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc nêu trên nhưng không được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp đó là:
– Thứ nhất, người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.
- Theo quy định tại Điều 54, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được hưởng lương hưu thường phải có đủ 02 điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và độ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
- Về tuổi nghỉ hưu: Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường phải từ đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam và 55 tuổi 04 tháng đối với nữ khi nghỉ hưu vào năm 2021. Mỗi năm sau đó thì tuổi nghỉ hưu của nam tăng 03 tháng đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028; còn tuổi nghỉ hưu của nữ tăng 04 tháng đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động còn có thể được nghỉ hưu trước độ tuổi nêu trên từ 05 đến 10 năm, thậm chí là trước rất nhiều năm.
- Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội: Hầu hết mọi trường hợp người lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
- Riêng trường hợp lao động nữ làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên.
– Thứ hai người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng.
- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, người lao động hoặc thân nhân người đó bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trường hợp khác theo nội quy lao động.
- Nếu không có các lý do này mà tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên, người lao động bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc.
5. Nghỉ việc bao lâu thì được nhận trợ cấp thôi việc?
Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc nhận trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng như sau:
- Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Theo đó, với trường hợp thông thường, người lao động chỉ mất tối đa 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ nhận được trợ cấp thôi việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động có thể phải chờ đến 30 ngày để nhận trợ cấp thôi việc.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Viên chức chết có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Zluat hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
- Thủ tục ly hôn Thuận tình phân chia nợ chung trọn gói tại Phước An, Tuy Phước, Bình Định
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không có con chung – tại Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm Đồng
- Luật sư ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không chia tài sản nhanh tại Hòa Bình, Văn Quan, Lạng Sơn
- Dịch vụ trọn gói ly hôn với người nước ngoài Không chia tài sản trọn gói tại Thanh Nguyên, Thanh Liêm, Hà Nam
- [Tiên Phước – QUẢNG NAM] Luật sư ly hôn ĐỒNG THUẬN phân chia nợ chung – 2024