Quy định pháp luật về thù lao công chứng năm 2023.

Quy định pháp luật về thù lao công chứng năm 2023

Bản chất của thù lao công chứng là khoản tiền do người yêu cầu công chứng bỏ ra để “mua sức lao động” của công chứng viên, người lao động trong tổ chức công chứng, thực tế, các hoạt động để thu thù lao công chứng có thể không cần là công chứng viên, người có nghiệp vụ như đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thù lao công chứng? Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ vấn đề này.

Quy định pháp luật về thù lao công chứng năm 2023

Thù lao công chứng là gì?

– Thứ nhất, thù lao công chứng là căn cứ để xác định hành vi trái pháp luật, theo đó, một trong các hành vi mà công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bị nghiêm cấm là “Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định…“.(Điểm đ, Khoản 1, Điều 7).

– Thứ hai, thù lao công chứng là nguồn thu để văn phòng công chứng tự chủ tài chính, điều này được ghi nhận tại Khoản 4, Điều 22, Luật Công chứng: “Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

– Thứ ba, thu thù lao công chứng là quyền của tổ chức hành nghề công chứng (Khoản 2, Điều 32) và niêm yết thù lao công chứng tại trụ sở của tổ chức là nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng (Khoản 4, Điều 33).

Quy định về mức thù lao công chứng

Theo quy định tại Điều 67 Luật Công chứng 2014 thì thù lao công chứng được quy định như sau:

– Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, mức thù lao công chứng này do tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do UBND cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình (xem tại Quyết định mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với việc thu thù lao công chứng do UBND cấp tỉnh nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở ban hành).

Văn phòng công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi công chứng người yêu cầu công chứng phải nộp 2 khoản chi phí gồm: Phí công chứng và thù lao công chứng. Các Văn phòng công chứng thu chung một lần nên dễ bị lầm tưởng là một khoản.

Trên đây là những quy định của pháp luật về thù lao công chứng. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư