Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đối với người cao tuổi năm 2022.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đối với người cao tuổi

Nếu nói đến trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình đối với một cá nhân không chỉ được quy định trong một trong các quy định tại một văn bản quy phạm pháp luật, do một người có nhiều tư cách chủ thể, trong một quan hệ pháp luật người này có thể có các quyền và nghĩa vụ khác so với một quan hệ pháp luật khác.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đối với người cao tuổi

Điều 5 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009 có quy định rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đối với người cao tuổi (trên khía cạnh người cao tuổi, không trong quan hệ pháp luật nào). Trong đó bao gồm:

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 5 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009, cơ quan tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.

Đối với cơ quan, tổ chức nơi người cao tuổi làm việc (căn cứ vào hợp đồng lao động), với tư cách là người sử dụng lao động, các chủ thể này phải đảm bảo người cao tuổi được hưởng đúng các quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động cũng như các ưu tiên dành cho người lao động cao tuổi.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, phải quan tâm, thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tạo các hoạt động cho người cao tuổi, tuyên truyền về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chung của người cao tuổi, hỗ trợ người cao tuổi trong các hoạt động Nhà nước.

Đối với các tổ chức mà người cao tuổi tham gia, tương đương với việc người cao tuổi phải tuân thủ đúng các Điều lệ, quy chế hoạt động của tổ chức, thì tổ chức cũng phải đảm bảo các quyền lợi cho người cao tuổi căn cứ vào đúng các Điều lệ, quy chế hoạt động này, đồng thời đảm bảo các hoạt động của người cao tuổi trong tổ chức không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người cao tuổi.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đối với người cao tuổi

Trách nhiệm của mặt trận tổ quốc việt nam

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao trách nhiệm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội, cũng là khối liên kết nhiều tổ chức chính trị – xã hội khác, mà các tổ chức chính trị – xã hội này hướng tới các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, trong đó người cao tuổi có thể tham gia một số tổ chức chính trị – xã hội như Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh,… Ngoài ra, đối với các tổ chức hướng đến nhóm chủ thể khác như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì có thể ảnh hưởng đến, quy nghĩ, tư tưởng của người trẻ về người cao tuổi trong suốt quá trình hoạt động. Do đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đạt hiệu quả nhất trong hoạt động tuyên truyền, vận động người dân về việc chăm sóc và vai trò của người cao tuổi cũng như giám sát các chính sách, pháp luật về người cao tuổi.

Trách nhiệm của gia đình người cao tuổi

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 5 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009, gia đình người cao tuổi có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.

Người trong gia đình là người có cùng huyết thống, hoặc cùng hộ khẩu với người cao tuổi, là những người có trách nhiệm phụng dưỡng người cao tuổi (tức con đẻ, con riêng, cháu ngoại, cháu nội). Phụng dưỡng bao gồm nuôi dưỡng và cấp dưỡng, trong đó nếu người cao tuổi có nguồn thu nhập ổn định (lương hưu) và sức khỏe tốt và lựa chọn không sống chung với con, cháu thì người trong gia đình có thể không thực hiện trách nhiệm phụng dưỡng. Tuy nhiên nếu người cao tuổi không có khả năng lao động, sinh hoạt, đồng thời không có thu nhập thì gia đình của người cao tuổi bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng.

Trách nhiệm của cá nhân

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 5 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009, cá nhân có trách nhiệm kính trọng và giúp đỡ người cao tuổi.

Các cá nhân trong xã hội Việt Nam đều phải tuân thủ các truyền thống “kính lão”, tức kính trọng người cao tuổi, hỗ trợ người cao tuổi trong các hoạt động sinh hoạt, di chuyển dù ở nơi công cộng. Đây vừa là yếu tố đạo đức, vừa là yếu tố được pháp luật quy định là nghĩa vụ đối với từng cá nhân trong xã hội, để đảm bảo trật tự cũng như quyền lợi của người cao tuổi.

Như vậy Zluat đã giải đáp cho các bạn Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đối với người cao tuổi

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Zluat để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0906.719.947

Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư