Ví dụ về tính phổ biến của quyền con người.

Quyền con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội như luật học, triết học, xã hội học, dân tộc học, văn hóa, lịch sử, tôn giáo học, khoa học phát triển, v.v… Nghiên cứu quyền con người từ phương diện triết học chúng ta sẽ hiểu được quyền con người từ đâu ra, tại sao chúng ta lại có nó, nó có vai trò và ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Từ đó giúp ta thấy được quyền con người có tính phổ quát là đặc điểm cơ bản. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Zluat sẽ cung cấp thông tin về Ví dụ về tính phổ biến của quyền con người. Mời các bạn tham khảo.


Quyen Con Nguoi La Gi
Ví dụ về tính phổ biến của quyền con người

1. Quyền con người là gì?

Quyền con người được hiểu là toàn bộ những quyền của một cá nhân được sinh ra trong xã hội.

Đây là một quyền mang tính chất nhân bản bởi nó là quyền được hình thành ngay sau khi cá nhân đó được sinh ra trong xã hội, nó được sinh ra từ bản chất con người chứ không phải do pháp luật ban hành hoặc do nhà nước trao cho quyền đó. Trong “Quyền con người”, nhà nước và pháp luật chỉ ghi nhận và bảo vệ quyền đó của con người.

Đây là một quyền tự nhiên của mỗi người, được tạo hóa ban cho con người giống như quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền cơ bản và tối thiểu của con người mà bất kỳ ai cũng cần được bảo vệ.

Quyền con người không chỉ được công nhận trên góc độ quyền tự nhiên của một cá nhân mà còn được ghi nhận trên quan điểm pháp lý như sau.

Theo đó, theo quy định của pháp luật “quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người”.

2. Đặc điểm của quyền con người

Quyền con người có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Quyền con người có tính phổ biến.

Đặc điểm này thể hiện ở việc ngay từ khi sinh ra, con người đã được tạo hóa ban tặng. Nói cách khác, đây là một quyền bẩm sinh, gắn liền với tất cả mọi người.

Ngoài ra, nối quyền con người có tính phổ quát còn bởi vì con người sinh ra ở bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền được mọi người công nhận về quyền con người của mình.

+ Quyền con người mang tính đặc thù

Tính đặc thù của quyền con người thể hiện ở chỗ con người sinh ra luôn mang những đặc trưng, bản sắc riêng tùy thuộc vào những miền văn hóa và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, những vùng lãnh thổ, quốc gia khác nhau.

Cũng chính vì quyền con người có tính đặc thù nên một quốc gia có quyền ban hành những quy định pháp luật liên quan đến quyền con người riêng, sao cho phù hợp với văn hóa và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia mình. Miễn là không được trái với những nguyên tắc chung về quyền con người được thế giới ghi nhận và bảo vệ.

+ Quyền con người mang tính giai cấp

Sở dĩ quyền con người mang tính giai cấp là bởi vì quyền con người được pháp luật công nhận và bảo vệ. Song pháp luật được ban hành lại mang tính giai cấp rõ ràng.

Quyền con người có thể được phân loại dựa theo chủ thể quyền và nội dung quyền.

Theo chủ thể quyển: gồm quyền của cá nhân, quyền của nhóm (như phụ nữ, trẻ em) và quyền quốc gia (quyền của quốc gia, dân tộc thiểu số, quyền phát triển).

Theo nội dung quyển gồm nhóm quyền dân sự, chính trị (quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lí nhà nước, xã hội; quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo…) và nhóm quyền kinh tế, văn hoá, xã hội (quyền sở hữu, quyền làm việc, quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền học tập, quyền hưởng thụ văn hoá…).

3. Ví dụ về tính phổ biến của quyền con người

Như đã trình bày ở trên, quyền con người vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù. Tính phổ biến gắn với cái chung, tính đặc thù gắn với cái riêng. Do đó, quan điểm cho rằng quyền con người chỉ có tính phổ biến hoặc chỉ có tính đặc thù là quan điểm có tính chất siêu hình, phiến diện, không xem xét sự vật, hiện tượng trong ý nghĩa đầy đủ của nó.

Theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, tính phổ biến của quyền con người được xem như một tính chất cơ bản bên cạnh tính không thể phân chia, tính không thể chuyển nhượng, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tính phổ biến (universal) thể hiện ở chỗ quyền con người mang tính chất bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi thành phần xuất thân.. Liên quan đến tính chất này, cũng cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người.

4. Phân loại quyền con người

Quyền con người được pháp luật của các nước ghi nhận và bảo vệ và được tuyên bố trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế.

Theo các văn kiện quốc tế thù quyền con người được phân loại theo 2 nhóm quyền như sau:

– Nhóm quyền thứ nhất: Các quyền dân sự, chính trị

+ Quyền sống, tự do và an toàn cá nhân, được quy định tại Điều 3 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền – UDHR) và Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) như sau:

Điều 3, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền – UDHR quy định:

“Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể”.

Tại khoản 1, Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) quy định như sau:

“Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện”

+ Quyền tự do đi lại, tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; mọi người có quyền rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả đất nước mình, cũng như có quyền trở về nước mình (Điều 13 UDHR; Điều 12 ICCPR).

+ Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân (Điều 16 UDHR; Điều 23 ICCPR).

+ Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 18 UDHR, Điều 18 ICCPR).

+ Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 7 UDHR, Điều 26 ICCPR).

+ Quyền không bị bắt và bị giam giữ hay bị lưu đày một cách tuỳ tiện (Điều 9 UDHR, Điều 9 ICCPR).

+ Quyền tự do ngôn luận (Điều 19 UDHR, Điều 19 ICCPR).

+ Quyền tự do hội họp và lập hội một cách hoà bình (Điều 20 UDHR, Điều 21, Điều 22 ICCPR).

+ Quyền tham gia quản lí đất nước mình một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn (khoản 1 Điều 21 UDHR, Điều 25 ICCPR).

+ Ý chí của nhân dân phải là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí đó phải được thể hiện qua một cuộc bầu cử định kỳ và chân thực được tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những thủ tục bầu cử tự do tương tự (khoản 3 Điều 21 UDHR). Quyền bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ nguyện vọng của mình (khoản b Điều 25 ICCPR).

+ Quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng biện pháp hữu hiệu để chống lại các hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay pháp luật quy định (Điều 8 UDHR, Điều 14 ICCPR).

+ Quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ (Điều 10 UDHR, Điều 14 ICCPR).

+ Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng mình hoặc sở hữu tài sản chung với người khác. Không ai bị tước đoạt tài sản một cách tuỳ tiện (Điều 17 UDHR).

– Nhóm quyền thứ 2: Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội

Các quyền con người liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm:

+ Con người có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp, có quyền được trả lương như nhau đối với những công việc như nhau mà không bị phân biết đối xử….  (Quy định tại Điều 23 UDHR, Điều 6, Điều 7ICESCR).

+ Quyền nghỉ ngoi và thư giãn, kể cả quyền được giới hạn hợp lí số giờ làm việc và được hưởng những ngày nghỉ định kì có hưởng lương (Điều 24 UDHR, khoản d Điều 7 ICESCR).

+ Quyền được hưởng mức sống thích đáng để đảm bảo cho sức khỏe và phúc lợi cho bản thân và gia đình về khía cạnh ăn mặc, y tế. các dịch vụ xã hội cần thiết (Điều 25 ƯDHR, khoản 1 Điều 11 ICESCR).

+ Mọi người có quyền được học tập. Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ở các bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. (Điều 26 UDHR).

+ Mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoa học. (Điều 27 UDHR, Điều 15 ICESCR).

Trên đây là tất cả thông tin về Ví dụ về tính phổ biến của quyền con người mà Công ty Luật Zluat cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật Zluat để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi  luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư